Tin tức ngành cà phê https://lehoicaphe.com/cat/tin-tuc-nganh-ca-phe/ Chuyên trang thông tin phục vụ lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Festival cafe Buôn Ma Thuột Mon, 17 Dec 2018 18:56:58 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 35011758 Giá cà phê thấp, nhân công thu hái khó khăn: Người làm cà phê như ngồi trên lửa https://lehoicaphe.com/5943/gia-ca-phe-thap-nhan-cong-thu-hai-kho-khan-nguoi-lam-ca-phe-nhu-ngoi-tren-lua/ https://lehoicaphe.com/5943/gia-ca-phe-thap-nhan-cong-thu-hai-kho-khan-nguoi-lam-ca-phe-nhu-ngoi-tren-lua/#respond Mon, 17 Dec 2018 18:56:58 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5943 Không chỉ có những hộ gia đình, các doanh nghiệp trồng cà phê cũng rất cần nguồn nhân công thu hái. Nhiều công ty sốt ruột với hàng trăm hécta diện tích chín dồn dập mà vẫn chạy đôn, chạy đáo.

The post Giá cà phê thấp, nhân công thu hái khó khăn: Người làm cà phê như ngồi trên lửa appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Diện tích trồng cây cà phê các tỉnh Tây Nguyên hiện hơn 500.000 hécta, chiếm hơn 95% diện tích cả nước.

Ở nhiều vùng, vườn cà phê đang già cỗi cho năng suất thấp; thời tiết thất thường nên niên vụ này dự báo có nơi sẽ giảm năng suất đến 1/3. Công ty TNHH xuất khẩu nông sản Tây Nguyên, cho biết năm nay dự báo năng suất cà phê của Brazil sẽ cao mức kỷ lục, khoảng 63 triệu tấn. Nông dân Brazil đang đẩy mạnh bán ra nên giá sẽ khó giữ như năm trước.

Thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên

Với vườn cà phê đã thu hoạch, hiện nay mỗi vụ nhà vườn đầu tư tiền phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ 50-70 triệu đồng, thu hoạch khoảng 3 tấn/ha. Năm nay sản lượng giảm khoảng 1/3, trong khi giá chỉ còn 35 triệu đồng/tấn nhân xô, giảm 1/4 so với trước.

Tại Gia Lai niên vụ 2018, đa số 81.000ha cà phê giai đoạn kinh doanh của Gia Lai đều giảm năng suất. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Gia Lai, năng suất cà phê toàn tỉnh vụ này chỉ đạt 11,5 tấn quả tươi/ha, giảm gần 1/3 so với vụ năm ngoái. Nếu giá cà phê nhân vẫn ở mức 35 triệu đồng/tấn như hiện nay, người trồng cà phê ở tỉnh Gia Lai sẽ bị thiệt hơn 800 tỉ đồng vì giảm sản lượng. Niên vụ này còn có ý nghĩa quan trọng, vì hàng trăm thứ chi tiêu của gia đình trong năm sẽ trông chờ vào đây, do vậy người nông dân đang lo mất Tết.

Ngoài ra việc thu hái cà phê bắt đầu chín cũng gặp nhiều khó khăn do nguồn nhân công quá khan hiếm. Nhiều năm trước, nguồn lao động dựa vào nhân lực từ các tỉnh duyên hải miền Trung như: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… rất sẵn. Thế nhưng vài năm trở lại đây, các khu công nghiệp ở các địa phương mở ra đã thu hút nguồn lao động tại chỗ, cộng với nhiều nguyên nhân khác khiến các chủ vườn đỏ mắt đi tìm nhân công hái cà phê.

Theo đó giá nhân công hiện nay cao ngất ngưởng, khoảng 1 triệu đồng/tấn so với 800.000 đồng năm trước. Nhiều vườn cà phê chín đỏ mà đành chịu. Tính trung bình cứ mỗi hécta cà phê phải cần đến 5 – 7 nhân công thu hái hơn một tuần. Và với 500.000 hécta cà phê của Tây Nguyên, đang cần một nguồn nhân công khổng lồ.

Không chỉ có những hộ gia đình, các doanh nghiệp trồng cà phê cũng rất cần nguồn nhân công thu hái. Nhiều công ty sốt ruột với hàng trăm hécta diện tích chín dồn dập mà vẫn chạy đôn, chạy đáo. Cây cà phê Tây Nguyên niên vụ 2018 như đang ngồi trên lửa.

Theo Bizlive

The post Giá cà phê thấp, nhân công thu hái khó khăn: Người làm cà phê như ngồi trên lửa appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5943/gia-ca-phe-thap-nhan-cong-thu-hai-kho-khan-nguoi-lam-ca-phe-nhu-ngoi-tren-lua/feed/ 0 5943
Bảo tàng thế giới cà phê mở cửa đón khách tham quan https://lehoicaphe.com/5930/bao-tang-the-gioi-ca-phe-mo-cua-don-khach-tham-quan/ https://lehoicaphe.com/5930/bao-tang-the-gioi-ca-phe-mo-cua-don-khach-tham-quan/#respond Sun, 16 Dec 2018 19:24:39 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5930 Bảo tàng thế giới cà phê lấy cảm hứng bản địa và triết lý kiến trúc của Trung Nguyên – thiết kế tối ưu các cấu phần của sự sống được định hình trên nền tảng xây dựng hướng đến bảo tàng là di sản của toàn cầu.

The post Bảo tàng thế giới cà phê mở cửa đón khách tham quan appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Ngày 23.11, Trung Nguyên Legend chính thức mở cửa đón khách tham quan Bảo tàng thế giới Cà phê trong khuôn viên Dự án Thành phố Cà phê rộng hơn 45 ha tại đường Nguyễn Đình Chiểu – phường Tân Lợi – thành phố Buôn Ma Thuột. Tham dự buổi lễ có Bí thư Tỉnh ủy Êban Y Phu, các Phó Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, Sở, ngành, quan khách.

Bí thư Tỉnh ủy Êban Yphu đánh trống khai trương Bảo tàng thế giới Cà phê

Bảo tàng thế giới cà phê lấy cảm hứng bản địa và triết lý kiến trúc của Trung Nguyên – thiết kế tối ưu các cấu phần của sự sống được định hình trên nền tảng xây dựng hướng đến bảo tàng là di sản của toàn cầu. Bên cạnh đó, sự khác biệt của Bảo tàng thế giới Cà phê là bảo tàng sống về văn hóa cà phê toàn cầu và bảo tàng ảo giới thiệu hình ảnh hiện vật liên quan đến cà phê thế giới.

Tiết mục biễu diễn thời trang mang chủ đề “Nàng thơ Xứ Huế” phục vụ quan khách

Về kiến trúc, Bảo tàng thế giới cà phê là một tổ hợp bao gồm các không gian trưng bày bảo tàng, không gian triển lãm, không gian thư viện ánh sáng, không gian thưởng lãm cà phê, không gian hội thảo… Các không gian này được kết nối mang tính mở trong công viên cà phê.

Các hình khối dựa trên nền tảng kiến trúc nhà dài và sóng âm từ tiếng chuông ngân được cách điệu thành những đường cong đa hình và uyển chuyển được giao thoa với nhau để tạo nên hình khối kiến trúc đặc biệt, độc đáo, mới mẻ.

Các hiện vật trưng bày tại Bảo tàng thế giới cà phê

Mong muốn của nhà sáng lập, Bảo tàng không chỉ là điểm đến của cộng đồng yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới mà còn định vị lại giá trị của ngành cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới, góp phần đưa ngành cà phê Việt Nam đạt được con số xuất khẩu cà phê 20 tỉ USD/năm, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê toàn cầu.

Du khách tham quan trải nghiệm tại Bảo tàng thế giới cà phê

Về quy hoạch, Bảo tàng cà phê được xây dựng sẽ tạo điểm nhấn trong quy hoạch tổng thể Thành phố Cà phê nói riêng và Buôn Ma Thuột nói chung, nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu góp phần thủ đẩy sự phát triển kinh tế xã hội cho địa phương, biến Buôn Ma Thuột thành “Thủ phủ cà phê toàn cầu”.

Phối cảnh Bảo tàng thế giới cà phê

Đại diện Trung Nguyên Legend cho biết, đây là hoạt động mở đầu cho sự kiện “Tháng khai trương Bảo tàng thế giới cà phê”. Bên cạnh chương trình giá vé ưu đãi, du khách đến tham quan tại đây sẽ được trải nghiệm các sản phẩm từ cà phê với ngũ quan (nghe, nhìn, nếm, ngửi, chạm), thẩm thấu các giá trị cốt lõi tiếp biến của đời sống thông qua các hoạt động về Thân – Tâm – Trí mang ý niệm tinh thần cà phê, mở mang tư tưởng, tri thức và tầm nhìn.

The post Bảo tàng thế giới cà phê mở cửa đón khách tham quan appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5930/bao-tang-the-gioi-ca-phe-mo-cua-don-khach-tham-quan/feed/ 0 5930
Giá xuất khẩu cà phê, tiêu, điều…đều giảm https://lehoicaphe.com/5907/gia-xuat-khau-ca-phe-tieu-dieu-deu-giam/ https://lehoicaphe.com/5907/gia-xuat-khau-ca-phe-tieu-dieu-deu-giam/#respond Sun, 16 Dec 2018 18:40:29 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5907 Có ít nhất một nửa số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn và ít có triển vọng khởi sắc trong thời gian ngắn.

The post Giá xuất khẩu cà phê, tiêu, điều…đều giảm appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Có ít nhất một nửa số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn và ít có triển vọng khởi sắc trong thời gian ngắn.

Điều là một trong những ngành gặp khó khăn – Ảnh: Chí Nhân

Đầu tiên có thể kể đến xuất khẩu cà phê tăng mạnh về lượng nhưng giá giảm và xu hướng này khó thay đổi trong thời gian tới. Trong 11 tháng qua xuất khẩu cà phê đạt tới 1,7 triệu tấn tăng 23% về lượng nhưng giá trị thu về chỉ có 3,3 tỉ USD tăng 3,2% so với cùng kỳ 2017. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá cà phê xuất khẩu bình quân (10 tháng đầu năm 2018) giảm tới gần 17% so với cùng kỳ năm 2017, hiện chỉ còn 1.894 USD/tấn.

Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến giá cà phê trong nước. Giá cà phê trong nước hiện chỉ khoảng 34.600 – 35.200 đồng/kg, giảm 700 – 900 đồng/ kg so với tháng trước. Đáng lo là giá cà phê khó khởi sắc trong thời gian tới khi mà áp lực dư cung trên thị trường toàn cầu ngày càng tăng. Nguồn cung cà phê Conilon Robusta năm nay của Brazil dự báo dư thừa khoảng 4-5 triệu bao để xuất khẩu.

Đức và Mỹ vẫn là 2 thị trường chính nhập khẩu cà phê Việt Nam. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay nhiều thị trường có sự tăng trưởng mạnh như: Indonesia tăng 7 lần, Nga tăng 69%, Philippines tăng 52%, Thái Lan tăng gần 52%…

Bên cạnh cà phê, một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng trong xu thế giảm giá. Cụ thể như hạt tiêu, 36% thị phần. Giá xuất khẩu bình quân chỉ còn 3.271 USD/tấn, giảm 38,2% so với cùng kỳ năm 2017. Chính vì vậy dù xuất khẩu tăng gần 9% về lượng nhưng giá trị giảm đến 32,5%.

Cả 11 tháng qua giá trị xuất khẩu tiêu chỉ đạt có 718 triệu USD và nhiều khả năng sẽ lần đầu tiên sau nhiều năm không vượt qua được con số 1 tỉ USD. Năm 2017, xuất khẩu tiêu đạt 1,12 tỉ USD, con số này đã thấp hơn năm 2016 gần 22%. Cũng như cà phê, ngành tiêu đang chịu sức ép lớn do nguồn cung dư thừa.

Giá tiêu tại thị trường nội địa chỉ còn khoảng 55.000 đồng/kg, giảm 3.000 – 5.000 đồng/kg so với tháng trước và giảm đến 3 lần so với mức giá đỉnh điểm cách đây 3 năm.

Giá cà phê chưa có dấu hiệu khởi sắc trong thời gian tới Trần Hiếu

Trong danh sách các nông sản tăng lượng giảm giá còn có hạt điều. Giá điều nhân xuất khẩu hiện chỉ còn 9.239 USD/tấn, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2017. Xuất khẩu điều ước đạt 342.000 tấn tương đương 3,1 tỉ USD, tăng 6% về khối lượng nhưng giảm 3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Năm nay là năm khó khăn của ngành điều vì xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ. Ngành này cũng phải chi tới 2,25 tỉ USD để nhập điều thô về sản xuất.

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn ước đạt 2,2 triệu tấn và 886 triệu USD, giảm 36% về khối lượng và giảm 2,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Xuất khẩu cao su ước đạt 1,4 triệu tấn và 1,9 tỉ USD, tăng 15% về khối lượng nhưng giảm 5,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.368 USD/tấn, giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo Chí Nhân (Thanhnien.vn)

The post Giá xuất khẩu cà phê, tiêu, điều…đều giảm appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5907/gia-xuat-khau-ca-phe-tieu-dieu-deu-giam/feed/ 0 5907
Một số giải pháp phát triển cà phê ở Việt Nam https://lehoicaphe.com/5526/mot-giai-phap-phat-trien-ca-phe-o-viet-nam/ https://lehoicaphe.com/5526/mot-giai-phap-phat-trien-ca-phe-o-viet-nam/#respond Wed, 23 Mar 2016 06:20:46 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5526 Với cà phê vối (Robusta) thì Việt Nam đứng đầu toàn cầu về mọi mặt: diện tích, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức.

The post Một số giải pháp phát triển cà phê ở Việt Nam appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Việt Nam với diện tích cà phê khoảng 700.000 ha, sản lượng cà phê nhân 1,6 đến 1,7 triệu tấn/năm đã và đang là nước sản xuất, xuất khẩu cà phê thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Brazil).

Với cà phê vối (Robusta) thì Việt Nam đứng đầu toàn cầu về mọi mặt: diện tích, năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, cà phê Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức:

Trước hết là sự già cỗi của hàng trăm nghìn ha/năm (trên 20-25 tuổi). Diện tích này cần phải thay thế bằng trồng mới, hoặc chặt bỏ. Đã có hẳn một chương trình tái canh cây cà phê của Bộ Nông nghiệp – PTNT, song tiến độ quá chậm và có thể nói là không thành công. Tiếp đến là việc quy hoạch phát triển cà phê không tốt nên dẫn đến phá vỡ quy hoạch liên tục.

Ngoài ra, nước tưới và phương pháp tưới truyền thống quá tốn nước, khoan quá nhiều giếng khoan và không kiểm soát tốt đã làm thủng tầng nước ngầm, ô nhiễm đất và nguồn nước gây lãng phí, không hiệu quả.

1458713956-3469-1458713638-3544-2214-t5-1
Nông dân bon Phung, xã Quảng Tân (Tuy Đức) xay xát cà phê. Ảnh: A Trư

Thu hoạch cà phê quá 50% quả xanh làm cho chất lượng cà phê nhân Việt Nam kém, đồng thời cũng làm cho đặc điểm vật hậu học của cây cà phê Việt Nam biến đổi. Nhiều nơi không có sân phơi bê tông, xi măng, gạch; không có chế biến ướt, cà phê quả thu hoạch về phơi trên mọi loại sân: đất, đường sá, vải bạt,… làm giảm chất lượng của hạt cà phê.

Việc chế biến cà phê nhân xuất khẩu thực hiện tốt nhưng chế biến sâu, tạo ra cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê capsules, các thực phẩm từ cà phê như bánh, kẹo, rượu, nước giải khát còn bỏ ngỏ. Điều này đã làm cho giá trị và kim ngạch xuất khẩu cà phê không cao, và dường như đứng yên tại chỗ với mức 3,2 đến 3,4 tỷ đô la Mỹ.

Để góp phần vào sự phát triển bền vững và ngang tầm thế giới cho cà phê Việt Nam, cần thực hiện một số giải pháp:

Về Chương trình tái canh cây cà phê

Việt Nam đã là cường quốc cà phê của thế giới nên phải giữ được vị trí này. Đó là nguyên tắc đầu tiên cho tái canh cây cà phê. Tức là tái canh nhưng không giảm sản lượng cà phê toàn quốc, không giảm tổng sản lượng cà phê xuất khẩu và phải bảo đảm tối thiểu kim ngạch trên 3 tỷ đô la/năm.

Tái canh phải áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp, được tích hợp từ các nghiên cứu nhiều năm của các nhà khoa học Việt Nam và thế giới, kinh nghiệm của nông dân làm cà phê, và áp dụng công nghệ mới vào tái canh.

Trong quá trình thực hiện tái canh cây cà phê, nên điều chỉnh quy hoạch trồng cà phê Việt Nam ở mức 500.000 đến 600.000 ha ở nơi có đủ điều kiện, không nên chuyển đổi các diện tích thích hợp cho cà phê sang cây trồng khác.

Các giải pháp có thể áp dụng cho tái canh cây cà phê

Nhổ toàn bộ cà phê già cỗi, kém chất lượng lên để trồng lại theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra.

Ghép chồi vào gốc cây già. Đây là công nghệ tỉnh Đắk Lắk đưa vào nghiên cứu và áp dụng từ năm 2002 từ Brazil. Có thể thiết kế ghép trong 3-4 năm. Với số lượng gốc cà phê già cưa đốn để ghép chồi non từ 25-30 năm. Phương pháp này đã được nông dân chấp nhận. Lâm Đồng, Đắk Lắk thành công với phương pháp này. Cần có đánh giá và nhân rộng.

Dùng chế phẩm của Công ty Thanh Hà tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc để tưới vào gốc, thân, lá, các vườn cà phê già yếu để thúc đẩy phát triển chồi non, lá mới, rễ mới. Phương pháp này đã thành công ở Đắk Hà, Kon Tum, nhiều huyện của tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Tuy nhiên, cách này chỉ kéo dài tuổi thọ cà phê thêm 10-15 năm.

Vấn đề thu hoạch và chế biến cà phê nhân xuất khẩu và nguyên liệu cho chế biến sâu theo tiêu chuẩn

Cứ 100 ha cà phê phải có 1 ha sân phơi đảm bảo tiêu chuẩn. Phải mạnh dạn đầu tư chế biến ướt, tức là xây dựng các nhà máy chế biến ướt với công nghệ Brazil. Đã có một số nông trường tại Đắk Lắk, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai áp dụng nhưng quá ít, hiệu quả kinh tế môi trường thấp.

Về giải pháp thị trường

Trước hết phải xây dựng, quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam thành sản phẩm quốc gia trên toàn cầu; Xây dựng chỉ dẫn địa lý cà phê Việt Nam và quản lý phát triển chỉ dẫn này; Bộ Khoa học và Công nghệ nên phối hợp với Bộ Nông nghiệp – PTNT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng Cà phê Việt Nam là sản phẩm quốc gia và sau đó lựa chọn doanh nghiệp để triển khai thực hiện; Khuyến khích phát triển các thương hiệu tư nhân về cà phê để đưa ra thị trường thế giới.

Đồng thời, kêu gọi khuyến khích xin đầu tư FDI vào cà phê Việt Nam có ràng buộc mang thương hiệu của Việt Nam hoặc chỉ dẫn địa lý của Việt Nam; Khuyến cáo mở rộng thị trường nội địa. Song song với phát triển tiêu thụ trong nước là kiểm soát giá thành chế biến sản phẩm cà phê tiêu thụ trong nước để người tiêu dùng được dùng cà phê sạch, nguyên chất, hương vị Việt Nam và bằng công nghệ Việt Nam; Tiếp tục đổi mới và tổ chức festival cà phê Buôn Ma Thuột 2 năm/lần theo phương châm: Thiết thực, tự nguyện của người làm cà phê, tránh hình thức, hành chính hóa lễ hội; Xây dựng Buôn Ma Thuột thành thủ phủ cà phê vối Robusta – Đà Lạt, Điện Biên thành các trung tâm cà phê chè Arabica của Việt Nam; Nên thành lập lại Viện nghiên cứu cà phê Việt Nam trên cơ sở Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Viện đã từng tồn tại mấy chục năm trước đó với tên là Viện Nghiên cứu Cà phê EakMat.

Chúng tôi cùng Tiến sĩ khoa học Bùi Văn Luận đã nghiên cứu công nghệ vi sinh enzim và thiết kế thành công công nghệ chế biến ướt không thải nước, sấy khô hạt cà phê thóc ngay, luân hồi, hoàn nguyên nước khép kín, thu hồi vỏ thịt quả cà phê chín làm nguyên liệu sản xuất phân vi sinh cà phê. Đã thử nghiệm thành công và đang làm các thủ tục đăng ký bản quyền sở hữu trí tuệ, và trình diễn vào vụ cà phê 2015-2016, sau đó sẽ chế tạo thiết bị đồng bộ với công nghệ và phổ biến rộng rãi toàn ngành cà phê. Đây là một hướng mới bảo đảm khắc phục được các tồn tại về thu hoạch cà phê xanh, phơi trên đất, công nghệ chế biến ướt bằng công nghệ của Brazil hiện nay.

TS. Nguyễn Văn Lạng

Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Nguồn: Đắk Nông Online

The post Một số giải pháp phát triển cà phê ở Việt Nam appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5526/mot-giai-phap-phat-trien-ca-phe-o-viet-nam/feed/ 0 5526
Vicofa: Chưa có kiến nghị tạm trữ cà phê https://lehoicaphe.com/5518/vicofa-chua-co-kien-nghi-tam-tru-ca-phe/ https://lehoicaphe.com/5518/vicofa-chua-co-kien-nghi-tam-tru-ca-phe/#respond Fri, 19 Feb 2016 02:45:45 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5518 Giá cà phê đang ở mức rất thấp nhưng Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) vẫn chưa kiến nghị Chính phủ thông qua chương trình tạm trữ cà phê như thông lệ những năm trước do lo ngại những rủi ro về giá.

The post Vicofa: Chưa có kiến nghị tạm trữ cà phê appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Giá cà phê đang ở mức rất thấp nhưng Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) vẫn chưa kiến nghị Chính phủ thông qua chương trình tạm trữ cà phê như thông lệ những năm trước do lo ngại những rủi ro về giá.

ca-phe-gia-lai

Một lãnh đạo Vicofa cho biết, dù giá cà phê đang thấp và có những biến động tăng giảm bất thường nhưng đến nay hiệp hội chưa kiến nghị Chính phủ cho tạm trữ cà phê vì nhận định rằng việc tạm trữ tiềm ẩn những rủi ro.

Lý do được vị này giải thích là vì vào thời điểm tháng 12-2014, khi giá cà phê trên thị trường dao động ở mức 41.000 -42.000 đồng/kg, dù không có những thông tin tạm trữ phát đi nhưng đã có một số doanh nghiệp thành viên của Vicofa đã cho người trồng cà phê đem cà phê vào kho doanh nghiệp gửi và ứng tiền cho người bán trước với kỳ vọng giá tăng. Cách này được doanh nghiệp làm trước theo kiểu tạo “tiền đề” cho một kiến nghị về tạm trữ sau đó.

Tuy nhiên, sau đó, giá không tăng mà còn giảm, và vì thế đã gây những khó khăn cho doanh nghiệp lẫn người nông dân ký gửi cà phê trong kho doanh nghiệp. Vì thế, dù hiện tại, giá cà phê thấp nhưng Vicofa vẫn chưa có một kiến nghị nào về chính sách tạm trữ cà phê cả. Ngày 18-2, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên dao động từ 31.200-31.700 đồng/kg với cà phê xô (chưa qua sàng lọc, sơ chế).

Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, do giá cà phê đang ở mức thấp nên đã có một số doanh nghiệp tìm cách gom hàng trên thị trường. Trao đổi qua điện thoại, ông P.A, một đại lý cà phê ở Di Linh, Lâm Đồng cho biết, hiện đại lý này đang mua cà phê cho một công ty xuất khẩu trong nước và không hạn chế số lượng mua vào.

“Đối với nông dân mức giá trên dưới 31.000 đồng/kg là thấp nhưng đối với những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đây là mức giá tốt để mua vào. Vì thế, họ tung nguồn tiền để mua vào lúc này”, đại lý này cho biết.

Phía Vicofa cũng xác nhận rằng, do doanh nghiệp xuất khẩu cà phê có hoạt động xuất nhập khẩu ở tất cả các tháng trong năm nên để có đủ nguồn hàng cung cấp cho đối tác, bắt buộc doanh nghiệp phải có nguồn hàng sẵn trong kho.

Hiện giá cà phê ở mức thấp, doanh nghiệp nhận thấy đây là mức giá tốt nên mua vào và việc doanh nghiệp mua với số lượng lớn cũng là cách để giá cà phê trên thị trường không tiếp tục giảm xuống quá thấp.

Năm trước, doanh nghiệp đồng ý cho nông dân ký gởi hàng và trả trước cho bên bán khoảng 60-80% giá trị lô hàng (vào thời điếm ký gởi) sau đó, khi nông dân chấp nhận bán, hai bên sẽ mua và bán theo giá thị trường.

Nguồn: thesaigontimes.vn

The post Vicofa: Chưa có kiến nghị tạm trữ cà phê appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5518/vicofa-chua-co-kien-nghi-tam-tru-ca-phe/feed/ 0 5518
Nguồn cung cà phê trên toàn thế giới đang cạn kiệt, đây là lý do tại sao? https://lehoicaphe.com/5514/nguon-cung-ca-phe-tren-toan-the-gioi-dang-can-kiet-day-la-ly-do-tai-sao/ https://lehoicaphe.com/5514/nguon-cung-ca-phe-tren-toan-the-gioi-dang-can-kiet-day-la-ly-do-tai-sao/#respond Tue, 16 Feb 2016 06:50:02 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5514 Nhu cầu uống cà phê đang tăng mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu đang cạn kiệt dần. Và điều này sẽ phần nào ảnh hưởng tới giá cà phê trong những năm tới.

The post Nguồn cung cà phê trên toàn thế giới đang cạn kiệt, đây là lý do tại sao? appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Nhu cầu uống cà phê đang tăng mạnh trên thế giới. Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu đang cạn kiệt dần. Và điều này sẽ phần nào ảnh hưởng tới giá cà phê trong những năm tới.

https://youtu.be/o5jx66-WKaY

Nguồn: genk.vn

The post Nguồn cung cà phê trên toàn thế giới đang cạn kiệt, đây là lý do tại sao? appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5514/nguon-cung-ca-phe-tren-toan-the-gioi-dang-can-kiet-day-la-ly-do-tai-sao/feed/ 0 5514
Không nên ồ ạt bán cà phê với giá rẻ https://lehoicaphe.com/5509/khong-nen-o-at-ban-ca-phe-voi-gia-re/ https://lehoicaphe.com/5509/khong-nen-o-at-ban-ca-phe-voi-gia-re/#respond Fri, 29 Jan 2016 08:35:36 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5509 Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), giá cà phê trong nước có xu hướng giảm mạnh trong tháng 1/2016 theo giá cà phê thế giới. So với cuối tháng 12/2015, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm tới 2.500 – 2.700 đồng/kg, xuống còn 30.300 – 30.800 đồng/kg. Vicofa […]

The post Không nên ồ ạt bán cà phê với giá rẻ appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Theo Hiệp hội Cà phê Việt Nam (Vicofa), giá cà phê trong nước có xu hướng giảm mạnh trong tháng 1/2016 theo giá cà phê thế giới. So với cuối tháng 12/2015, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm tới 2.500 – 2.700 đồng/kg, xuống còn 30.300 – 30.800 đồng/kg.

images1097560_P8020983-550x412
Vicofa vừa khuyến cáo không nên ồ ạt bán cà phê với giá rẻ (ảnh minh họa)

Vicofa cho biết, hiện lượng cà phê tồn kho của nông dân Việt Nam đang ở mức cao sau khi vụ thu hoạch kết thúc. Tuy nhiên, trong 2 tuần qua, nông dân trồng cà phê Việt Nam đã bắt đầu bán ra do cần thêm tiền mặt để chuẩn bị Tết Nguyên đán sắp tới mặc dù giá tham chiếu trên sàn London ở mức thấp.

Vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2015 – 2016 đã kết thúc trong không khí ảm đạm với người nông dân, và các doanh nghiệp (DN) cà phê cũng đang đứng trước nhiều khó khăn về kinh doanh, xuất khẩu cà phê.

Các DN cho rằng, giá cà phê nhân thường xuyên ở mức thấp do khó khăn của nền kinh tế thế giới, đồng USD mạnh lên, phá giá đồng tiền tại một số quốc gia xuất khẩu cà phê. Điều này khiến ngành cà phê gặp khó khăn, đặc biệt là những DN có năng lực tài chính hạn chế và không chủ động được vùng nguyên liệu.

Mặt khác, giá cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới hiện chưa tương đương với giá thật, bởi các DN nước ngoài chỉ dựa vào giá ở sàn London để đưa ra khoảng cách chênh lệch. Bên cạnh đó, các nhà thu mua nước ngoài có khả năng làm chủ thị trường cà phê thế giới thường chờ Việt Nam bán ra ồ ạt với giá rẻ mới mua vào.

Vicofa vừa khuyến cáo các DN không nên bán hàng giao theo thời hạn quá xa khi không có dự trữ hàng thực trong kho và chủ động những biện pháp hạn chế rủi ro; đồng thời, cần liên kết chặt chẽ hơn với người sản xuất và kinh doanh cà phê gắn với thị trường trong và ngoài nước.

Xuất khẩu cà phê trong tháng 1/ 2016 ước đạt 149 nghìn tấn với giá trị đạt 264 triệu USD, tăng 8% về khối lượng nhưng giảm 9,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn

The post Không nên ồ ạt bán cà phê với giá rẻ appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5509/khong-nen-o-at-ban-ca-phe-voi-gia-re/feed/ 0 5509
Méo mặt vì cà phê rớt giá https://lehoicaphe.com/5499/meo-mat-vi-ca-phe-rot-gia/ https://lehoicaphe.com/5499/meo-mat-vi-ca-phe-rot-gia/#respond Fri, 29 Jan 2016 08:25:15 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5499 Giá cà phê xuống thấp nhất trong nhiều năm qua khiến người trồng cà phê khốn đốn, bèn ồ ạt chặt bỏ cà phê để trồng tiêu; doanh nghiệp cũng không dám thu mua.

The post Méo mặt vì cà phê rớt giá appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Giá cà phê xuống thấp nhất trong nhiều năm qua khiến người trồng cà phê khốn đốn, bèn ồ ạt chặt bỏ cà phê để trồng tiêu; doanh nghiệp cũng không dám thu mua.

Hiện giá cà phê dao động từ 30.000- 31.500 đồng/kg, giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm ngoái. Chưa có tín hiệu cho thấy giá cà phê tăng trở lại.

Vừa mất mùa vừa mất giá

Với hơn 2 ha cà phê cho thu hoạch ổn định nhưng gia đình ông Trần Tuấn Long (ngụ huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) đang rơi vào cảnh khó khăn do giá cà phê xuống thấp. Với diện tích này, gia đình ông thu được 5 tấn cà phê nhân, với mức giá như hiện nay thì chỉ thu được khoảng 150 triệu đồng. “Trong khi đó, chi phí đầu tư như: phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công trong suốt 1 năm qua đã nuốt trọn khoản thu đó. Coi như cả năm vợ chồng tôi làm không công” – ông Long chán nản.

meo-mat-vi-ca-phe-rot-gia
Người trồng cà phê ở Gia Lai lo âu vì giá loại hạt này giảm sâu Ảnh: HOÀNG THANH

Còn theo ông Nguyễn Văn Thu (ngụ huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk), đây là vụ cà phê có mức giá thấp nhất trong suốt nhiều năm qua. Các năm trước, giá thấp nhất cũng chỉ xuống 34.000 đồng/kg nhưng dao động trong thời gian ngắn, còn vụ cà phê này giá liên tục lao dốc. “Đầu vụ, tôi phải ứng phân bón, thuốc trừ sâu của đại lý và phải chịu lãi suất 20.000 đồng/triệu đồng/tháng. Giá thấp nhưng không bán lấy gì trả nợ, sắm Tết?” – ông Thu nói.

Theo bà Nguyễn Thị Luận (ngụ xã Tân Bình, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai), đây là vụ cà phê thiệt kép, vừa mất mùa lại vừa mất giá. “Hai ha mà chỉ thu hoạch được 5 tấn cà phê nhân, hạt lại rất nhỏ như hạt tiêu nên gọi nhiều người rồi mà vẫn không ai chịu mua. Nếu không ai mua, năm nay nhà tôi chẳng có tiền mà ăn Tết” – bà Luận rầu rĩ.

Thực tế hiện nay là giá cà phê đang ở mức thấp nhưng không còn cảnh người dân găm giữ hàng chờ tăng giá như các năm trước. Theo ông Lê Đức Huy, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2-9 Đắk Lắk, những niên vụ trước, khi giá cà phê xuống thấp thì người dân giữ hàng vì còn tiền tích lũy từ những vụ trước; còn năm nay, không còn tiền tích lũy nên dù giá thấp, nông dân vẫn bán ra ồ ạt để trang trải nợ nần, sắm Tết.

Doanh nghiệp dè chừng

Theo một số doanh nghiệp (DN) cà phê, niên vụ này, giá cà phê nhân sụt giảm do 2 nước xuất khẩu cà phê lớn là Indonesia và Brazil bị mất giá đồng tiền mạnh, trong khi sản lượng cà phê tăng. Điều này khiến cho các DN cà phê gặp khó khăn khi xuất khẩu ra thế giới. Để tự cứu, theo ông Phan Hùng Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Anh Minh (Đắk Lắk), công ty chú trọng ký hợp đồng trực tiếp với các nhà rang xay chứ không qua trung gian; đồng thời, hạn chế ký hợp đồng ồ ạt, thỏa thuận bàn giao hàng trong thời gian ngắn để tránh thiệt hại do biến động giá.

Còn theo ông Châu Hữu Tài, Trưởng Phòng Mua hàng và Xuất khẩu Công ty TNHH Đắk Man Việt Nam), thị trường cà phê năm 2016 sẽ tiếp tục có nhiều biến động nên phương châm của đơn vị là không ồ ạt ký hợp đồng sớm để tránh trượt giá mà duy trì hoạt động sản xuất, xuất khẩu theo tình hình thực tế.

Trong khi đó, một chủ DN tư nhân chuyên thu mua hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho biết DN chỉ nhận cà phê ký gửi mà không trữ hàng, ngày nào nông dân chịu bán thì chốt giá ngày đó. “Hiện nay, việc thu mua cũng dè dặt, cầm chừng. Nếu mua nhiều mà đến cuối kỳ giao dịch, giá lao dốc sẽ lỗ nặng” – chủ DN này lý giải.

Ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk, cho biết UBND tỉnh và ngành công thương đang tìm các giải pháp giúp các DN cà phê tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, kết nối và thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Phòng Quản lý xuất nhập khẩu – Sở Công Thương tỉnh Gia Lai khuyến cáo người dân tránh bán ra ồ ạt cà phê trong thời điểm này vì sẽ khiến giá cà phê thị trường khó kiểm soát hơn.

Chặt cà phê để trồng tiêu

Mặc cho ngành nông nghiệp các tỉnh khuyến cáo, hiện nhiều nông dân Tây Nguyên đang chặt bỏ cây cà phê để trồng tiêu. Ông Nguyên Xuân Thành (ngụ huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết hộ ông đang chặt bỏ 2 ha để trồng tiêu. “Biết là đất đai ở đây không phù hợp trồng tiêu nhưng nếu tiếp tục trồng cà phê thì lời lãi chẳng được bao nhiêu” – ông Thành nói. Anh Nguyễn Văn Thêm (ngụ xã K’Dang, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) cũng đang dự định chặt bỏ gần 2.000 gốc cà phê để trồng tiêu.

Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2-9 Đắk Lắk – ông Lê Đức Huy – cho rằng dù cây cà phê không cho lợi nhuận cao như cây tiêu nhưng tính ổn định cao. Chi phí đầu tư trồng tiêu rất lớn, trong khi thường xuyên đối diện với nhiều rủi ro như sâu bệnh. Hồ tiêu ở ta chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng thị trường này không ổn định. “Mặc dù giá cà phê đang ở mức thấp nhưng không nên chặt bỏ để trồng tiêu; thay vào đó, bà con nên trồng xen canh với các loại cây như bơ, sầu riêng để tăng thêm thu nhập” – ông Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, tư vấn.

Nguồn: Người lao động

The post Méo mặt vì cà phê rớt giá appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5499/meo-mat-vi-ca-phe-rot-gia/feed/ 0 5499
Hội nhập TPP: Ngành hàng cà phê trước những thách thức và cơ hội https://lehoicaphe.com/5490/hoi-nhap-tpp-nganh-hang-ca-phe-truoc-nhung-thach-thuc-va-co-hoi/ https://lehoicaphe.com/5490/hoi-nhap-tpp-nganh-hang-ca-phe-truoc-nhung-thach-thuc-va-co-hoi/#respond Mon, 18 Jan 2016 07:43:51 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5490 Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ được quốc hội 12 nước tham gia phê chuẩn và đi vào thực tiễn trong năm 2016.

The post Hội nhập TPP: Ngành hàng cà phê trước những thách thức và cơ hội appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ được quốc hội 12 nước tham gia phê chuẩn và đi vào thực tiễn trong năm 2016.

Để chuẩn bị cho hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định về việc phê duyệt chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030. Theo đó, cà phê là một trong 10 ngành hàng chiến lược hội nhập cùng với lúa gạo, rau quả, thủy sản, cao su, chè, điều, tiêu, gỗ và chăn nuôi. Đây sẽ là cơ hội và thách thức cho ngành hàng này trong thời gian tới.

2167-KT-2
Sơ chế cà phê nhân xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Tuấn Phượng, phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa)

Trong những năm qua, cà phê là ngành hàng quan trọng, góp 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu đều trên 3 tỷ USD. Đối với Đắk Nông, xuất khẩu cà phê trong năm 2015 đã thực hiện được hơn 81.000 tấn, đạt giá trị gần 155 triệu USD, chiếm hơn 27% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Theo nhận định của các chuyên gia thì việc gia nhập TPP sẽ đưa lại những cơ hội lớn đối với ngành hàng cà phê của Việt Nam. Trước tiên, hiện nay, trong các nước thành viên TPP, 2 quốc gia áp dụng mức thuế nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn là Mexico (20%) và Peru (11%).

Như vậy, khi tham gia TPP, cà phê Việt Nam khi xuất khẩu vào hai thị trường này có cơ hội giảm thuế còn 0%. Hiện tại, Việt Nam đang khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng mới nhà máy chế biến cà phê tiêu dùng (cà phê bột, cà phê hòa tan) với công nghệ thiết bị hiện đại, sản phẩm đa dạng, chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng.

Vì thế, khi tham gia TPP, với việc dần xóa bỏ bảo hộ nông nghiệp, Việt Nam sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, xây dựng chuỗi giá trị nông sản liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, giải “bài toán” và thương hiệu cà phê của Việt Nam. Việc sản xuất hướng tới an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu tư cho chế biến sâu và xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị nông sản cà phê đáp ứng thị trường trong hội nhập cũng chính là định hướng tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng theo đánh giá thì ngành hàng cà phê cũng đứng trước nhiều thách thức lớn. Theo nhận định của Sở Công thương thì nhiều năm nay, cà phê trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng làm ra chủ yếu xuất thô.

Trong khi đó, trên thị trường thế giới, cà phê sạch cho lợi nhuận cao hơn nhiều cà phê thông thường. Trung bình giá 1 tấn cà phê sạch cao hơn cà phê thường khoảng 40 USD. Toàn tỉnh Đắk Nông hiện mới chỉ có trên 29.000 ha cà phê sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế như 4C, UTZ, RA với năng suất bình quân đạt khoảng 4 tấn/ha.

Đây là còn số còn khá “khiêm tốn” so với tổng diện tích cà phê trên địa bàn tỉnh là gần 120.000 ha. Ngoài ra, nông dân trồng cà phê chủ yếu sản xuất chạy theo số lượng mà chưa quan tâm nhiều đến vấn đề chất lượng, cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Còn doanh nghiệp thu mua cũng chỉ quan tâm tới chất lượng sản phẩm một cách tương đối, rồi xuất ra thị trường nước ngoài cũng ở dạng thô.  Một thực tế khác nữa là nông dân trồng cà phê có tập quán sử dụng khá nhiều thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng.

Có thể nói, việc hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu của quá trình phát triển. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ các cơ quan liên quan, doanh nghiệp, người trồng cà phê cần nhận thức rõ, nắm bắt nhanh những cơ hội, lường trước được những thách thức để chủ động hội nhập, góp phần phát triển bền vững và nâng cao giá trị của ngành hàng cà phê.

Quy tắc xuất xứ là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng của TPP. Theo đó, các sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của TPP sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ nội khối. Những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của nước không phải thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi thuế suất. Đây sẽ là sức ép vô cùng lớn đối với ngành hàng cà phê.

Nguồn: Báo Đắk Nông Online

The post Hội nhập TPP: Ngành hàng cà phê trước những thách thức và cơ hội appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5490/hoi-nhap-tpp-nganh-hang-ca-phe-truoc-nhung-thach-thuc-va-co-hoi/feed/ 0 5490
Cà phê Việt Nam: làm sao giải “huyệt”? https://lehoicaphe.com/5486/ca-phe-viet-nam-lam-sao-giai-huyet/ https://lehoicaphe.com/5486/ca-phe-viet-nam-lam-sao-giai-huyet/#respond Mon, 18 Jan 2016 07:39:36 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5486 Năm 2015 trôi mau. Đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê, đây là một năm buồn. Mới đây, nhiều bài báo đánh giá kết quả thực hiện năm 2015 của ngành cà phê là “thê thảm”. Một số người cho rằng báo chí “giật tít” nói quá; số khác lại bảo do thị trường biến động nên xuất khẩu cà phê vào thế “chẹt” suốt cả năm.

The post Cà phê Việt Nam: làm sao giải “huyệt”? appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Năm 2015 trôi mau. Đối với người sản xuất và kinh doanh cà phê, đây là một năm buồn. Mới đây, nhiều bài báo đánh giá kết quả thực hiện năm 2015 của ngành cà phê là “thê thảm”. Một số người cho rằng báo chí “giật tít” nói quá; số khác lại bảo do thị trường biến động nên xuất khẩu cà phê vào thế “chẹt” suốt cả năm.

1449108558-ca-phe-viet-nam-hinh-anh

Chấp nhận lỗ vẫn không mua được hàng

Giá cà phê lao dốc không chỉ làm nông dân lao đao mà các doanh nghiệp xuất khẩu cũng khổ. Ông Lê Tiến Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Simexco, tỉnh Daklak, cho biết các nhà xuất khẩu như “ngồi trên lửa”, cứ mỗi khi giá cà phê xuống vì không thể mua hàng, thậm chí, “chúng tôi cắt giá mua cao hơn giá xuất khẩu, chấp nhận thua lỗ để có hàng giao nhằm giữ uy tín với đối tác”, ông tâm sự.

Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil. Nhưng với ước muốn chi phối thị trường, cho đến nay, Việt Nam chưa xuất được “chiêu” nào mới hơn chiêu “trữ hàng chờ giá tăng”.

Vừa qua, nhiều nhà xuất khẩu trong nước tỏ ra không bằng lòng vì một ước báo, được cho là từ một quan chức trong ngành cà phê, nói rằng sản lượng cà phê niên vụ 2015-2016 mất mùa đến 20% và chỉ còn chừng 1,1 triệu tấn! Tuy không nói thẳng ra là bà con nông dân nên trữ cà phê chờ giá tăng, nhiều người vẫn hiểu điều đó có thể trở thành một “chất xúc tác” gây khó khăn cho dòng chảy tự nhiên của cà phê thương phẩm trong những ngày tới.

Nên xót mất giá hay mất thị phần?

Với việc rủ nhau trữ lại cà phê ở trong nước với dụng ý tạo áp lực thiếu hàng, những người chủ trương việc này tin rằng giá bán cà phê xuất khẩu sẽ tăng. Nhưng kinh nghiệm từ ba năm nay, phương thức trữ hàng để chi phối giá thế giới gần như phá sản vì không những giá không tăng mà doanh nghiệp càng trữ hàng lớn càng thua lỗ nặng, thị phần xuất khẩu ngày càng mất dần.

Số liệu được cung cấp tại “Diễn đàn Triển vọng và Phát triển bền vững ngành hàng cà phê Việt Nam 2015” diễn ra tại TPHCM hồi đầu tháng 12-2015 cho thấy Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng thị phần xuất khẩu mất 4% so với cùng kỳ trước đó, từ 22% xuống còn 18% trong niên vụ 2014-2015 đã kết thúc. Tỷ lệ 4% không hề nhỏ nếu nhìn vào con số gần 450.000 tấn tự chúng ta từ chối không bán!

Cần chọn lại đối tác mua bán

Một chuyên gia tại diễn đàn nêu trên đã lên tiếng, rằng “kinh doanh cà phê hàng hóa thương phẩm mà cứ làm giống như mua bán đặc sản!”. Đã là hàng hóa giao dịch tại thị trường tài chính phái sinh thì thường rất dễ bị thay thế, huống gì là nông sản cà phê. Đối với các nhà kinh doanh quốc tế, không có cà phê loại này thì họ mua qua loại khác, không mua được ở chỗ này thì họ mua ở chỗ khác, chỉ cần giá ở đâu rẻ hơn, dù chỉ một đồng mỗi tấn là họ sẵn sàng chọn chỗ có giá mềm hơn. Kinh doanh thương phẩm nông sản nói chung, cà phê nói riêng mà không quan tâm tới yếu tố này chắc chắn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh giành giật thị trường, bán phỗng tay trên, thiệt hại về sau do tích trữ đã quá rõ. Điều đáng ngại nữa là với việc cung ứng bấp bênh, người tiêu thụ cuối cùng sẽ loại dần cà phê Việt Nam ra khỏi công thức chế biến của họ.

Nói một cách khiêm tốn, sản lượng cà phê Việt Nam những năm qua và cả trong thời gian tới không dưới 1,5 triệu tấn. Tuy nhiên, người sản xuất và kinh doanh cà phê luôn than vãn giá cả thị trường bấp bênh, mỗi năm một kiểu. Những nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân sâu xa là cần thiết, nhưng thực tế kinh doanh mặt hàng này chỉ cần trả lời câu hỏi: “Ai trả lương cho nông dân; ai là người cuối cùng trả tiền cho nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam?”. Giá trên thị trường nội địa sẽ đáp trả tùy theo người bán chọn “ai” đó.

Từ lâu nay, câu đáp ấy là “sàn kỳ hạn”! Hàng ngày, từ những người chỉ có vài tạ đến dăm bảy tấn cà phê cũng đều mỏi mắt theo dõi giá sàn kỳ hạn London hay New York. Nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ sàn kỳ hạn là nơi quyết định nhu cầu, giá cả… mà quên rằng đó chỉ là một sàn giao dịch phần lớn bị khuynh loát bởi giới đầu cơ tài chính, chỉ lấy cà phê làm tên thương phẩm. Giá cả giao dịch trên sàn thay đổi đến từ phần trăm của từng giây đồng hồ!

Ngoài việc chọn sàn kỳ hạn như là một đối tác, doanh nghiệp cà phê Việt Nam còn một lựa chọn khác là các công ty kinh doanh trung gian quốc tế. Người trả lương cho các công ty này là các hãng rang xay, tức người tiêu thụ cuối cùng trong chuỗi cung ứng.

Vậy khi chọn sàn hay người trung gian làm đối tác thì làm sao tránh được cái bấp bênh và phí chênh lệch? Rõ ràng, sàn không quan tâm cà phê đến từ đâu, nhiều hay ít mà chỉ biết hàng đưa vào có đạt chuẩn quy định hay không, đúng lượng theo quy định của hợp đồng kỳ hạn không. Giá cả trên sàn sẽ nhảy theo luồng vốn đưa vào đẩy ra của các quỹ đầu cơ. Còn khi chọn đối tác là người trung gian thì không thể bắt họ làm không công, nâng giá mua…, vì đối với họ, cách kiếm tiền là nhờ vào “chênh lệch”, mức chênh lệch càng cao, họ càng có lời. Đó chính là thước đo của họ.

Mạnh dạn tham mưu hay ngồi chịu trận?

Thật ra, trong kinh doanh hàng hóa, đơn thân một ngành như cà phê không đủ sức để giải “huyệt” đã bị giới cạnh tranh “điểm” bấy lâu.

Kinh doanh cà phê hàng hóa rất cần tính đồng bộ. Có khi cả nền kinh tế tài chính một nước phải dồn nỗ lực cho sự thành công của ngành hàng được chọn kinh doanh với tư cách là hàng hóa thương phẩm. Rất cần có sự tham gia đều đặn và tích cực của các ngân hàng, thậm chí có nước lập ra quỹ kinh doanh hàng hóa để bảo vệ ngành hàng “bán sỉ” trên thế giới, vì đó trước sau gì cũng là uy tín, là thương hiệu quốc gia.

Khó có thể trách tại sao ngành cà phê không đến với người tiêu thụ cuối cùng, vì có nhà rang xay chỉ chấp nhận mua theo phương thức, chất lượng riêng của họ, việc thanh toán chỉ được thực hiện sau khi giao hàng từ 3-6 tháng hay dài hơn. Liên hệ với nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng muốn bán hàng vào siêu thị, cái kéo cắt đứt hy vọng của người cung ứng hàng chưa hẳn là phí huê hồng mà chính là việc thanh toán chậm. Điều này, nhiều ngân hàng của chúng ta làm chưa được.

Chỉ nói riêng về lãi suất ngân hàng, trong khi giới trung gian tại các nước hưởng lãi suất vay từ 1-2% thì doanh nghiệp của chúng ta phải trả 5-7% hay còn cao hơn thế. Nói ủng hộ cho phát triển bền vững ngành cà phê, thời nay không thể chỉ chăm chút vào công việc nông vụ. Hàng hóa nông sản làm ra không bán được có khi không phải vì lỗi chất lượng hay yếu tố tự thân của mặt hàng đó. Hàng có được đẩy ra thị trường thế giới hay không còn phụ thuộc cả một hệ thống tài chính ngân hàng, tiếp thị…

Đáng ra, đứng trước nghịch cảnh đưa đẩy do lãi suất cao, tỷ giá không cạnh tranh nổi so với các đồng nội tệ phá giá mạnh của các nước sản xuất khác như Brazil, Colombia, Indonesia…, ngành cà phê phải mạnh dạn tham mưu cho Chính phủ áp dụng một mức thưởng xuất khẩu nào đó hay hạ lãi suất xuống mức thấp nhất có thể để xoay hàng (chứ không phải để tạm trữ)… thì xuất khẩu cà phê năm 2015 đâu đành phải lỗi hẹn như bây giờ!

Thị trường đang ở đâu?

Xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2015 đạt khoảng 1,28 triệu tấn thu được 2,57 tỉ đô la Mỹ, giảm hơn 24% về lượng và giảm 27,8% so với năm 2014, theo báo cáo mới nhất của Tổng cục thống kê.

Giá kỳ hạn cà phê trên hai sàn kỳ hạn London dành cho robusta và New York cho arabica đang nghiêng xuống hướng thấp nhất trong năm.

Năm 2015, sàn robusta London có mức giao dịch cao nhất là 2.077 đô la Mỹ/tấn và thấp nhất là 1.475 đô la/tấn. Giá đóng cửa ngày 31-12-2015 ở mức 1.530 đô la/tấn giảm 386 đô la/tấn so với ngày giao dịch đầu năm ngoái.

Nguồn: thesaigontimes.vn

The post Cà phê Việt Nam: làm sao giải “huyệt”? appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5486/ca-phe-viet-nam-lam-sao-giai-huyet/feed/ 0 5486