Kiến thức cà phê https://lehoicaphe.com/cat/kien-thuc-ca-phe/ Chuyên trang thông tin phục vụ lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Festival cafe Buôn Ma Thuột Tue, 21 Mar 2017 18:24:05 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.1.1 35011758 Cách phân biệt cà phê thật và cà phê hóa chất, bắp rang https://lehoicaphe.com/5282/cach-phan-biet-ca-phe-that-va-ca-phe-hoa-chat-bap-rang/ https://lehoicaphe.com/5282/cach-phan-biet-ca-phe-that-va-ca-phe-hoa-chat-bap-rang/#respond Tue, 30 Jun 2015 04:07:46 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=5282 Làm sao để bạn biết chắc chắn được rằng ly cà phê bạn đang thưởng thức mỗi sáng là cà phê nguyên chất? Mời bạn tham khảo kinh nghiệm ở bài này.

The post Cách phân biệt cà phê thật và cà phê hóa chất, bắp rang appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Làm sao để bạn biết chắc chắn được rằng ly cà phê bạn đang thưởng thức mỗi sáng là cà phê nguyên chất? Mời bạn tham khảo kinh nghiệm ở bài này.

>> Cà phê bẩn ra đời như thế nào?

cafe
Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp mịn, tơi và rời.

Cách phân biệt cà phê nguyên chất ở dạng hạt

Hạt cà phê nguyên chất sau khi rang sờ vào sẽ không thấy nhờn và dính, mùi thơm tự nhiên, dịu nhẹ.
Nếu trong quá trình rang có sử dụng phụ gia thì hạt cà phê pha tạp sau khi rang sờ vào sẽ thấy có độ nhờn, dính (dấu hiệu của bơ, dầu ăn…), mùi nồng có lẫn mùi bơ…

Cách phân biệt cà phê nguyên chất ở dạng bột

Bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp mịn, tơi và rời. Bột cà phê nguyên chất có khối lượng riêng thấp, nên có khuynh hướng nổi lên trên khi cho vào nước, còn bột của các hạt ngũ cốc khác sẽ chìm xuống nhanh hơn.

Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp bột cà phê có màu nâu đậm (nếu hạt cà phê rang chưa đến nhiệt độ và thời gian nổ lần 1 thì bột có màu vàng sáng vị chua, và mùi nồng).

Hạt bắp rang để độn vào cà phê thường có màu đen đậm. Cho nên trong nghề làm cà phê người ta đơn giản gọi bắp rang là màu.

Hạt đậu nành rang và xay ra bột có màu nâu đậm đục, ngã vàng đục, hoàn toàn không giống màu nâu đậm của bột cà phê. Nếu bạn nhìn thấy bột trong 1 bịch chứa có màu nâu đậm ngả vàng, thể tích nhỏ, nhưng cầm nặng tay là tỷ lệ đậu nhiều trong cà phê

Cách nhận biết cà phê nguyên chất khi đã được pha

Khi bạn chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê nguyên chất, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bọt mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin.

nhan-biet-ca-phe-that-2
Khi bạn chế nước sôi 100 độ C vào phin chứa cà phê nguyên chất, lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bọt mạnh, thậm chí tràn ra cả ngoài phin.

Bột cà phê có tạp chất khi gặp nước nóng: Bạn chế nước sôi vào mà thấy bột ấy không nở phồng lên, mà bẹp xuống , lịm xuống và bốc mùi thơm lan tỏa ra nồng nặc thì bạn biết chắc rằng trong phin có rất ít cà phê. Vì bột bắp, bột đậu rang khi gặp nước sôi trở nên dẻo , dính bệt và xẹp xuống

Nhận biết dựa vào đặc trưng nước cà phê

Màu nước nâu cà phê: Ly cà phê nguyên chất và lành mạnh luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, một màu nâu trong trẻo rất quyến rũ.

Để ra ánh nắng, nhìn ly cà phê đá có màu nâu sáng lung linh.

Màu nước đen khi có tạp chất: Trái ngược với màu nâu đặc trưng của cà phê thì khi có tạp chất, tùy vào lượng tạp chất sẽ ít hay nhiều mà màu sắc cũng sẽ có sự thay đổi tương đương. Với ly cà phê có màu đen thui đen thùi, màu đen đục thì đây phần lớn là màu của hạt đậu, hạt bắp rang.

Nhận biết dựa vào độ sánh của ly cà phê

Khi pha, nước của ly cà phê nguyên chất có độ sánh hầu như không đáng kể. Trái với nước của bột bắp rang hay bột đậu rang, vốn chứa rất nhiều tinh bột, nên rất rất sánh, rất đặc kẹo, thậm chí là sánh dẻo.

Một số người tiêu dùng còn nhầm lẫn và cho rằng, ly cà phê ngon thì nước trong ly cà phê phải kẹo kẹo, bám trên thành ly và viên đá trong ly cà phê phải có màu nâu do nước cà phê song sánh, dẽo kẹo bám lấy đá. Nhưng điều đó chính là bằng chứng cho thấy trong ly cà phê ấy chỉ có rất ít cà phê mà toàn đậu nành rang. Đậu nành rang chứa nhiều tinh bột hiển nhiên là rất “ ôm đá”. Cà phê đích thật không sánh dẽo và không “ ôm đá ”.

Mùi thơm đặc trưng của ly cà phê nguyên chất

Nhiều loại cà phê bột đã được tẩm hương liệu. Hương thơm đích thực và nguyên thủy của cà phê không nồng nặc… Nếu quen với mùi cà phê nguyên chất bạn sẽ phát hiện ra mùi hóa chất tuy giả khá giống mùi cà phê nhưng vẫn là giả tạo, vẫn mang hương vị gay gắt, tuy mạnh mẽ, dai dẳng nhưng thô thiển và gây cảm giác nặng nề, không giống như mùi thanh cao của chính hạt cà phê đích thực…

Bọt từ ly cà phê không “thật”: Nếu bọt mỏng tanh, có óng ánh màu cầu vồng, đánh lên đầy cả ly và rất lâu tan nhìn ly cà phê có vẻ khá đẹp thì chắc chắn đấy là bọt nhân tạo. Bọt cà phê tiêu biểu khá đồng đều về kích cỡ, đục hơn và trông “dày” hơn, nhưng mau xẹp xuống.

Chúc bạn tận hưởng những ly cà phê ngon và phát huy được những tác dụng từ cà phê mang lại.

Nguồn: webtretho.com

>> Thực trạng cà phê giá rẻ và cách nhận biết cà phê thật

>> Cách phân biệt cà phê thật và phụ gia độc hại

The post Cách phân biệt cà phê thật và cà phê hóa chất, bắp rang appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/5282/cach-phan-biet-ca-phe-that-va-ca-phe-hoa-chat-bap-rang/feed/ 0 5282
Kỹ thuật chăm sóc cà phê sau thu hoạch https://lehoicaphe.com/4252/ky-thuat-cham-soc-ca-phe-sau-thu-hoach/ https://lehoicaphe.com/4252/ky-thuat-cham-soc-ca-phe-sau-thu-hoach/#respond Mon, 06 Oct 2014 01:28:18 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=4252 Cây cà phê sau một năm mang trái bị mất sức sinh trưởng rất nhiều, đặc biệt trong giai đoạn cây cà phê cho thu hoạch cũng là giai đoạn cây phân hóa mầm hoa. Mùa khô ở Tây Nguyên thường kéo dài từ tháng 11-4 hàng năm. Vào đầu mùa khô thường có những […]

The post Kỹ thuật chăm sóc cà phê sau thu hoạch appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Cây cà phê sau một năm mang trái bị mất sức sinh trưởng rất nhiều, đặc biệt trong giai đoạn cây cà phê cho thu hoạch cũng là giai đoạn cây phân hóa mầm hoa.

Mùa khô ở Tây Nguyên thường kéo dài từ tháng 11-4 hàng năm. Vào đầu mùa khô thường có những đợt gió lạnh, nhiệt độ xuống thấp nhưng vào giữa và cuối mùa khô, trời nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Đây cũng là giai đoạn cây cà phê phân hóa mầm hoa, hình thành và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê. Sau đây nhằm giúp bà con có các biện pháp bón phân, tưới nước, tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh một cách hợp lý nhất để cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt và gia tăng thu nhập cho người trồng cà phê.

cafesauth1

1. Cắt tỉa cành

– Cây cà phê cần phải có thời gian phân hóa mầm hoa (siết nước) thì tỷ lệ đậu quả mới cao, bà con cần đốn đau kể kích thích cà phê ra hoa, đậu quả.
– Việc tỉa cành cần tiến hành trong cả năm nhưng đợt tỉa cành cơ bản nhất là sau khi thu hoạch. Cần tỉa những cành khô, cành chân vịt, cành tổ quạ, cành sâu bệnh, cành già, cành còi cọc hay cành vô hiệu mọc trong tán sát mặt đất hay những cành thứ cấp quá dày vượt trên tán ngay sau khi thu hoạch. Việc tỉa cành cần tiến hành một cách cẩn thận bằng cưa hay kéo sắc để vết cắt ngọt, không bị xước cành. Phải xác định vị trí cắt cho thích hợp để có được bộ tán cân đối hợp lý, tập trung dinh dưỡng nuôi quả để có năng suất cao.

2. Bón phân

Sau một năm mang quả, cây cà phê đã tích trữ trong quả, hạt một lượng dinh dưỡng rất lớn, do vậy thu hoạch quả cũng đồng nghĩa với việc lấy đi một lượng lớn chất hữu cơ và dinh dưỡng trong cây, làm cây bị suy kiệt, nhưng cây cà phê có nhu cầu cao về dinh dưỡng vì vậy phải cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây cà phê.
2.1. Đa lượng
a. Đạm cần thiết để cà phê tăng trưởng mạnh trong điều kiện thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài, giúp cà phê ra hoa đậu quả tốt, quả lớn nhanh. Thiếu đạm trong mùa khô làm cây bị cằn cỗi, lá ít, cành trơ trọi, năng suất và chất lượng cà phê thấp.
b. Lân là yếu tố cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa, nở hoa, tăng số hoa và số quả. Nếu thiếu lân trong giai đoạn này, quá trình phân hóa mầm hoa bị ngừng trệ, số hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, năng suất và chất lượng cà phê đều thấp. Thời tiết nắng nóng, đất khô cằn trong mùa khô làm lân trong đất bị cố định ở các dạng cây không hút được, nên tình trạng thiếu lân ở cà phê càng trở nên trầm trọng và việc bón các loại phân có lân dễ tan trong mùa khô là rất cần thiết.
c. Kali là yếu tố giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất thuận. Thiếu kali làm lá mỏng, khô mép lá, lá già rụng sớm, đặc biệt là rụng hàng loạt khi gặp những đợt gió bắc đầu mùa. Thiếu kali cũng là nguyên nhân làm hoa và quả non rụng nhiều, tỷ lệ quả 1 nhân nhiều, năng suất và chất lượng thấp.
2.2. Trung, vi lượng
Ngoài ra, các yếu tố dinh dưỡng trung lượng như lưu huỳnh, magiê, canxi rất cần thiết cho cà phê trong mùa khô, giúp nở hoa tốt, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt.
a. Thiếu lưu huỳnh, lá non mỏng, giòn, chuyển vàng.
b. Thiếu magiê, canxi, cây yếu, dễ gãy cành, rụng quả, năng suất thấp.
c. Các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, mangan, bo, molypđen và clo cũng rất cần thiết cho việc tượng hoa, ra hoa, đậu quả, hạn chế rụng quả non của cà phê trong mùa khô. Các nguyên tố vi lượng còn có tác dụng giúp cà phê tăng sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô. Thiếu các nguyên tố vi lượng, cây cằn cỗi, lá non nhăn hoặc dài ra, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp, sâu bệnh nhiều, năng suất và chất lượng đều thấp.

3. Phòng trừ sâu bệnh

Cần chú ý phòng trừ bệnh rỉ sắt, đốm mắt cua, rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít trong mùa khô, đặc biệt chú ý đến rệp sáp.
Nông dân phải theo dõi thường xuyên để phun ngay khi phát hiện có rệp, nếu để rệp sáp phát triển mạnh, xâm nhập vào chùm quả sẽ rất khó diệt trừ. Phun thuốc Fastac 5EC, Motox 2.5 EC hay Butal 10WP. Nếu cà phê bị rệp vẩy phun Binhmor 40EC. Nếu cà phê bị bọ xít phun thuốc Cypermap 10EC.

Nguồn: pce.vn

The post Kỹ thuật chăm sóc cà phê sau thu hoạch appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/4252/ky-thuat-cham-soc-ca-phe-sau-thu-hoach/feed/ 0 4252
Nghệ thuật rang cà phê qua từng cấp độ https://lehoicaphe.com/4149/nghe-thuat-rang-ca-phe-qua-tung-cap/ https://lehoicaphe.com/4149/nghe-thuat-rang-ca-phe-qua-tung-cap/#respond Wed, 24 Sep 2014 07:25:50 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=4149 Rang cà phê là một nghệ thuật và đòi hỏi người rang phải rất tinh tế để cho ra những mẻ rang đúng yêu cầu. Sau đây là minh họa từng cấp độ rang xay để ta biết thêm từng cấp độ rang xay và hương vị theo mỗi cấp độ đó. Cà phê chưa […]

The post Nghệ thuật rang cà phê qua từng cấp độ appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Rang cà phê là một nghệ thuật và đòi hỏi người rang phải rất tinh tế để cho ra những mẻ rang đúng yêu cầu. Sau đây là minh họa từng cấp độ rang xay để ta biết thêm từng cấp độ rang xay và hương vị theo mỗi cấp độ đó.

Cà phê chưa rang

1-1

Cà phê chưa rang có màu rất đặc trưng. Hình minh họa là loại cà phê Arabica Braxin hảo hạng.

Nhiệt độ hiện tại là 22 °C

Cấp độ 1: Bắt đầu rang

2-1

Nhiệt độ bây giờ là 169 °C. Lúc này, hạt cà phê sẽ dần dần mất nước và tăng dần kích thước.

Cấp độ 2: 196 °C. Đây là giai đoạn rang nhạt nhất. Cấp độ này xảy ra ngay tiếng nổ đầu tiên. Lúc này, cà phê có màu nâu nhạt, thoang thoảng mùi mạch nha. Lúc này độ axít(độ chua) của cà phê được thể hiện rõ nhất và nếu xay uống lúc này cà phê sẽ có hương vị của trà.

3-1

Cấp độ 3: 205 °C. Cà phê chuyển sang màu nâu nhạt, có vị đặc trưng cao của axít.

4-1

Cấp độ 4: 210 °C. Cà phê vẫn còn màu nâu nhạt, các chất trong hạt cà phê chưa chuyển biến nhiều, vẫn còn đặc trưng hương vị của trà nhưng mạnh hơn, vị axít cũng cao hơn.

5-1

Cấp độ 5: 219 °C. Cà phê lúc này đã có vị nhất định và vị đắng cũng tăng dần.

6-1

Cấp độ 6: 225 °C. Hạt cà phê chuyển sang màu nâu khá đậm, hạt cà phê tiết ra nhiều chất dầu, bao phủ cả hạt cà phê, làm cho hạt cà phê trở nên sáng bóng, và nhìn có vẻ ẩm ướt.

7-1

Cấp độ 7: 230 °C. Tiếng nổ lần thứ hai phát sinh từ sự là bẻ gãy vật lý của các cấu trúc celllose trong hạt cà phê. Mỗi một chủng loại hạt cà phê của các giống cà phê có các cấu trúc khác nhau, cho nên tiếng nổ lần thứ hai nầy, tùy theo giống cà phê mà chúng ta lắng nghe có có âm thanh, tần suất, cường độ âm, và âm vực khác nhau.

Cấp độ 8: 240 °C. Hạt cà phê có màu nâu đậm, dầu bóng xuất hiện nhiều hơn, vị axít dần biến mất.

9-1

Cấp độ 9: 245 °C. Hạt cà phê có màu nâu rất đậm, bóng loáng, vị axít hầu như không còn nữa, vị cà phê cũng đậm hơn nhiều.

10-1

Cấp độ 10: 250 °C. Là cấp độ cuối trong quá trình rang cà phê. Hạt cà phê trở nên sáng bóng, có màu giống với than đá hay nhựa đường. Đây là cấp độ dành cho những ai muốn thưởng thức loại cà phê mạnh.

11-1

Theo Tincaphe.vn

The post Nghệ thuật rang cà phê qua từng cấp độ appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/4149/nghe-thuat-rang-ca-phe-qua-tung-cap/feed/ 0 4149
Thu hái, chế biến và bảo quản cà phê đúng cách https://lehoicaphe.com/4105/thu-hai-che-bien-va-bao-quan-ca-phe-dung-cach/ https://lehoicaphe.com/4105/thu-hai-che-bien-va-bao-quan-ca-phe-dung-cach/#respond Tue, 23 Sep 2014 08:56:24 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=4105 Thu hái, chế biến và bảo quản là những khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cà phê nhân khi xuất khẩu. Nhiều bà con nông dân trồng cà phê đã lâu mà vẫn chưa thực hiện các khâu này đúng cách. Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà […]

The post Thu hái, chế biến và bảo quản cà phê đúng cách appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Thu hái, chế biến và bảo quản là những khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cà phê nhân khi xuất khẩu. Nhiều bà con nông dân trồng cà phê đã lâu mà vẫn chưa thực hiện các khâu này đúng cách.

Thu hái, chế biến và bảo quản cà phê đúng cách

Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà phê là hái đúng tầm chín. Để có cà phê chất lượng cao nhất thiết phải có quả chín đỏ hay vừa chín, không hái quả xanh. Không để quả chín nẫu hay khô trên cây. Nếu có lẫn những loại này thì cần bỏ ra phơi riêng.

Trong sản phẩm thu hoạch số quả chín hoặc vừa chín nhất là 95%, trừ đợt thu hoạch lần cuối tỷ lệ có thể thấp hơn.

Hái cà phê bằng cách dùng ngón tay bứt quả, không tuốt cành, không bứt cả chùm đối với cà phê chè. Phải bảo vệ cành, lá, nụ tránh ảnh hưởng tới vụ sau. Không để quả cà phê lẫn vào trong đất dễ bị nhiễm nấm bệnh.

Cà phê hái xong phải chế biến ngay. Nếu không kịp phải trải quả cà phê trên nền gạch cho thoáng mát, không quá dày 30 – 40 cm. Không ủ đống cà phê làm cho quả cà phê nóng và lên men. Không giữ cà phê hái về quá 24giờ.

Bao bì đựng sản phẩm cà phê quả tươi và phương tiện vận chuyển phải sạch, không có mùi phân bón, mùi hoá chất…

Chế biến và bảo quản cà phê thóc.

Có hai phương pháp chế biến: Chế biến khô và chế biên ướt. Với cà phê chè hầu hết là dùng phương pháp chế biến ướt và cả một phần cà phê vối cũng chế biến theo phương pháp ướt (hoặc nửa ướt) nếu có yêu cầu của khách hàng.

Cà phê vối Tây Nguyên, do mùa thu hoạch thường là mùa khô nên người ta áp dụng chế biến khô để tận dụng năng lượng mặt trời.

Chế biến ướt:

Cà phê sau khi hái về phải chọn lọc loại riêng quả xanh, quả khô, loại bỏ cành lá rụng và đất đá… Quả cà phê chín được đưa vào máy xát tươi để tách vỏ qủa ra. Nhân cà phê đã tách vỏ quả, còn vỏ trấu gọi là cà phê thóc.

Cà phê thóc phải loại bỏ lớp nhớt bên ngoài vỏ trấu. Đó là giai đoạn ngâm và rửa. Vì thế người ta gọi phương pháp này là chế biến ướt. Và cà phê chế biến theo phương pháp này “cà phê rửa”.

Cà phê thóc loại bỏ lớp nhớt bên ngoài và được rửa sạch là cà phê thóc ướt. Cà phê này qua phơi sấy cho khô, có độ ẩm dưới 10 – 12% gọi là cà phê thóc sấy khô.

Nếu cà phê quả tươi là nguyên liệu (đầu vào) của quá trình chế biến ướt thì sản phẩm cà phê thóc khô là đầu ra của quá trình này.

Cà phê thóc khô qua quá trình xát khô, loại bỏ vỏ trấu, đánh bóng ( loại bỏ vỏ lụa dính bên ngoài nhân cà phê) sẽ thu được cà phê nhân. Cà phê nhân còn qua phân loại mới trở thành cà phê thương phẩm cho việc buôn bán.

Chế biến khô:

Quả cà phê đưa về không xát tươi mà đưa ra phơi khô cho đến khi độ ẩm xuống còn 12 – 13 %. Thường 1 mẻ cà phê phơi khô mất 25 -30 ngày. Đưa cà phê phơi khô vào xát bằng máy xát khô cà phê, loại bỏ vỏ qủa, vỏ trấu khô ta được cà phê nhân thành phẩm.

Ngoài hai phương pháp trên, ở nước ta thường áp dụng phương pháp chế biến nửa ướt. Ở phương pháp này, người ta xát tươi quả cà phê bằng loại máy xát tươi kèm theo đánh sạch một phần nhớt rồi mang phơi, không ủ len men và rửa sạch hoàn toàn.

Xử lý nước thải và vỏ quả cà phê trong quá trình chế biến: Ở nhiều nơi đã xảy ra tình trạng nước thải từ các xưởng chế biến đọng lại phát sinh hôi thối làm ô nhiễm môi trường.

Theo kết quả nghiên cứu phương pháp phát triển cà phê bền vững của dự án PPP người ta có thể gom nước thải và xử lý. Bã thải trong chế biến nên dùng ủ phân hữu cơ sinh học hoặc đưa vào hầm ủ khí.

Ngăn ngừa hình thành nấm mốc và nhiễm khuẩn độc tố OTA (Ochratoxyn A), thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nội dung chủ yếu của vấn đề này là hạn chế việc để cà phê nhiễm khuẩn thông qua khâu thu hái chế biến. Không để quả cà phê, cà phê thóc tiếp xúc trực tiếp với đất cát hoặc ở những nơi gần các loại chất thải như phân gia súc, cống rãnh…

Cà phê thành phẩm đưa vào bảo quản phải đảm bảo đã được phơi sấy đạt đến độ ẩm 11 -12 % và không để cà phê khô bị ướt trở lại. Giảm tỷ lệ tạp chất trong cà phê thành phẩm xuống mức thấp nhất, tối đa không quá 0,5 %.

Nguồn: caphedaklak.com

The post Thu hái, chế biến và bảo quản cà phê đúng cách appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/4105/thu-hai-che-bien-va-bao-quan-ca-phe-dung-cach/feed/ 0 4105
Trồng cà phê Arabica như thế nào để có hiệu quả cao nhất https://lehoicaphe.com/4108/trong-ca-phe-arabica-nhu-nao-de-co-hieu-qua-cao-nhat/ https://lehoicaphe.com/4108/trong-ca-phe-arabica-nhu-nao-de-co-hieu-qua-cao-nhat/#respond Tue, 23 Sep 2014 08:55:45 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=4108 Trong 3 loại cà phê trồng phổ biến ở nước ta hiện nay là cà phê chè (cà phê Arabica), cà phê vối (cà phê Robusta) và cà phê mít thì cà phê chè là được giá nhất. Nó có vị thơm dịu, hàm lượng cafein khoảng 1,2%… Tôi theo đoàn của TS Nguyễn Văn […]

The post Trồng cà phê Arabica như thế nào để có hiệu quả cao nhất appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Trong 3 loại cà phê trồng phổ biến ở nước ta hiện nay là cà phê chè (cà phê Arabica), cà phê vối (cà phê Robusta) và cà phê mít thì cà phê chè là được giá nhất. Nó có vị thơm dịu, hàm lượng cafein khoảng 1,2%…

Tôi theo đoàn của TS Nguyễn Văn Lạng – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đi khảo sát một vòng quanh Tây Bắc. Khi đến Tuần Giáo (Điện Biên), chúng tôi thấy bà con trồng khá nhiều cà phê chè. Hiệu quả rất tốt. Chỉ 2-3 sào, họ cũng thu được cả trăm triệu đồng. Khí hậu vùng này rất thích ứng với cà phê chè. Đó là loại cà phê có chất lượng tốt nhất và giá có khi còn cao gấp đôi các loại cà phê khác.

ca-phe-arabica-cafe-che

Chúng ta đều biết, hiện nay ta trồng phổ biến 3 loại cà phê: Đó là cà phê chè (có lá giống lá chè), cà phê vối (có lá giống với lá vối) và cà phê mít (lá to như lá mít). Trong 3 loại đó, cà phê chè là được giá nhất. Nó có vị thơm dịu, hàm lượng cafein khoảng 1,2%. Cafein là một loại ancaloit có vị hơi đắng, có tác dụng kích thích lên hệ thần kinh và quá trình tiêu hóa.

Trên thế giới có tới hàng trăm triệu người nghiện cà phê. Vì vậy, cây cà phê rất được quan tâm. Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng trồng được cà phê. Trên thế giới, nước trồng nhiều cà phê nhất là Brazil (hơn 90%). Việt Nam chúng ta đứng hàng thứ nhì. Tính đến năm 2010, diện tích cà phê của chúng ta lên tới hơn 500.000ha với sản lượng khoảng 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, cà phê chè chưa trồng được nhiều.

Cà phê có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên đòi hỏi nhiệt độ và độ ẩm cao. Nó chịu được nhiệt độ từ 15-320C, nhưng tốt nhất là từ 20-250C. Lượng mưa cũng phải cao, bình quân hàng năm phải từ 1.500-2.000mm. Đặc điểm loài của nó yêu cầu, sau vụ thu hoạch, cần một thời gian khô hạn độ 2-3 tháng thì mới phân hóa chồi hoa. Sau đó, gặp mưa thì tốt, nếu không thì ta phải tưới để cho chúng ra hoa.

Đất trồng cà phê tốt nhất là đất đỏ bazan. Ngoài ra, đất phù sa cổ, đất xám, đất đá vôi và đất đồi dốc cũng trồng được cà phê. Tuy nhiên, tầng canh tác phải trên 70cm, đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và không bị úng ngập, pH thích hợp là 5,5-6,5.

Cà phê chè có nhiều giống như Bourbon, Moka, Mundo Nova, Catura, Typica, Catimor… Nó được nhập vào Việt Nam qua nhiều đường. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của nó (mà nhiều người ngại trồng) là khả năng kháng sâu bệnh kém. Sâu đục thân và bệnh rỉ sắt rất dễ tàn phá nương cà phê chè. Nhiều nơi đã mất trắng.

Gần đây, Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên có đưa ra những giống cà phê chè có khả năng kháng bệnh cao. Đó là một tín hiệu mừng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nên khống chế diện tích trồng cà phê chè ở một mức độ nhất định. Vì vậy, bà con nên tham khảo ý kiến của ngành nông nghiệp ở địa phương.

Xin lưu ý, cây cà phê là cây ưa tán, lâu nay ta thường trồng xen muồng với cà phê để giảm cường độ chiếu sáng. Nhưng hiện nay, chúng tôi đưa ra công thức mới. Trồng xen mắc ca (hoặc cây bơ) với cà phê. Kết quả rất mỹ mãn. Bơ và mắc ca vừa làm nhiệm vụ che tán, vừa cho ta thu quả. Đây lại là những loại quả cao cấp nên hiệu quả thật tuyệt vời…

Xin hãy cân nhắc kỹ trên nương cà phê của chính mình.

Nguồn: caphedaklak.com

The post Trồng cà phê Arabica như thế nào để có hiệu quả cao nhất appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/4108/trong-ca-phe-arabica-nhu-nao-de-co-hieu-qua-cao-nhat/feed/ 0 4108
Trị bệnh nấm hồng gây hại trên cây cà phê https://lehoicaphe.com/4015/tri-benh-nam-hong-gay-hai-tren-cay-ca-phe/ https://lehoicaphe.com/4015/tri-benh-nam-hong-gay-hai-tren-cay-ca-phe/#respond Mon, 15 Sep 2014 03:46:21 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=4015 Cây cà phê và nhiều loại cây đa niên khác vào mùa mưa thường bị bệnh nấm hồng gây hại. Bệnh do nấm Corticium salmonicolor và thường lây lan nhanh gây thiệt hại rất lớn cho vườn cây, thậm chí có một số trường hợp phải hủy bỏ cả vườn cây. Triệu chứng tác hại: […]

The post Trị bệnh nấm hồng gây hại trên cây cà phê appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Cây cà phê và nhiều loại cây đa niên khác vào mùa mưa thường bị bệnh nấm hồng gây hại. Bệnh do nấm Corticium salmonicolor và thường lây lan nhanh gây thiệt hại rất lớn cho vườn cây, thậm chí có một số trường hợp phải hủy bỏ cả vườn cây.

benh-nam-hong
Bệnh nấm hồng trên cây cà phê

Triệu chứng tác hại:

Bệnh thường phát sinh trên cành, gần nơi phân cành giáp với thân hoặc những cành mọc ngang. Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm màu phớt hồng, nhẵn. Về sau vết bệnh dày lên và chuyển dần sang màu hồng, trên mặt vết bệnh có một lớp bào tử nấm màu hồng nhạt rất mịn. Khi vết bệnh cũ màu hồng sẽ chuyển dần sang màu trắng xám.

Nếu thời tiết thuận lợi, vết bệnh sẽ phát triển rộng dần (chạy dọc theo cành, có khi dài tới vài tấc và dần dần bao bọc hết chu vi của cành). Đồng thời với quá trình lan rộng của vết bệnh, nấm ký sinh còn xâm nhập vào bên dưới lớp vỏ phá hại mạch dẫn và tượng tầng làm chết vỏ cây, khiến nước và dinh dưỡng không được vận chuyển lên phía trên, làm toàn bộ lá phía trên chỗ bị bệnh bị úa vàng và rụng, trái bị rụng non, cuối cùng cành sẽ bị chết khô (phần vỏ chỗ bị bệnh có thể bị nứt và chảy nhựa), ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà phê.

Do yêu cầu của nấm là phải có nhiệt độ và ẩm độ cao để sinh sản và phát triển, nên bệnh thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm của mùa mưa.

Ngoài cà phê, bệnh còn gây hại cả cây cao su và nhiều loại cây lâu năm khác như xoài, sầu riêng, mãng cầu, nhãn, cam quýt, chanh, bưởi… vì thế nguồn bệnh có rất sẵn trong tự nhiên, nên việc phòng ngừa bệnh cho cây cà phê đôi khi cũng gặp không ít khó khăn.

Biện pháp phòng trị:

Muốn phòng trị bệnh có hiệu quả, cần phải áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

– Không nên trồng cà phê quá dày, phải thường xuyên cắt tỉa những cành bị sâu bệnh, cành nằm khuất trong tán lá không có khả năng cho trái… để vườn thông thoáng, tăng cường ánh nắng và giảm bớt ẩm độ trong tán lá.

– Trong vườn nên bố trí hệ thống thoát nước, để giảm bớt ẩm ướt trong mùa mưa, hạn chế nấm bệnh sinh sản, phát triển.

– Thường xuyên cắt bỏ những cành đã bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế bệnh lây lan.

– Phải kiểm tra vườn cà phê thường xuyên (nhất là các tháng trong mùa mưa) để phát hiệm sớm và phun thuốc phòng trị bệnh kịp thời.

Nếu thấy vết bệnh mới phát sinh trên các cành lớn gần thân thì có thể dùng một trong những loại thuốc như: Bordeaux, Vanicide 5SL, Saizole 5SC, Validacin 3DD, Anvil 5SC… pha nồng độ 5% quét lên cành (2 lần cách nhau 7-10 ngày).

Nếu bệnh phát sinh nhiều trên cả các cành nhỏ, có thể sử dụng một trong những loại thuốc trên phun lên cây để phòng trị bệnh (về liều lượng và cách sử dụng có thể tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên nhãn thuốc). Nhớ phun ướt đẫm chỗ bị bệnh và các vùng xung quanh.

Muốn thuốc có hiệu quả cao và kéo dài, tăng bám dính và loang trải, nên pha thêm 2% dầu khoáng SK Enspray 99EC. Phun định kỳ khoảng 10-14 ngày/lần cho đến khi bệnh ngừng phát triển.

Để việc phòng trị mang lại hiệu quả cao, nên vận động nhiều chủ vườn cùng tiến hành sử dụng thuốc trên diện rộng, để hạn chế bệnh lây lan sang nhau.

Những vườn đã bị bệnh gây hại nặng, cùng với việc sử dụng thuốc nên bón thêm phân để cây cà phê nhanh hồi phục.

Nguồn: giacaphe.com

The post Trị bệnh nấm hồng gây hại trên cây cà phê appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/4015/tri-benh-nam-hong-gay-hai-tren-cay-ca-phe/feed/ 0 4015
Pha cà phê Cappuchino như thế nào? https://lehoicaphe.com/3806/pha-ca-phe-cappuchino-nhu-nao/ https://lehoicaphe.com/3806/pha-ca-phe-cappuchino-nhu-nao/#respond Fri, 18 Jul 2014 23:14:02 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=3806 Cà phê Cappuccino là một thức uống phổ biến từ cách pha cà phê tinh tế của người Ý. Pha cà Cappuchino không khó, tuy nhiên để có được một ly cà phê Cappuchino hoàn hảo bạn cần phải làm đi làm lại nhiều lần.

The post Pha cà phê Cappuchino như thế nào? appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Cà phê Cappuccino là một thức uống phổ biến từ cách pha cà phê tinh tế của người Ý. Pha cà phê Cappuchino không khó, tuy nhiên để có được một ly cà phê Cappuchino hoàn hảo bạn cần phải làm đi làm lại nhiều lần.

Trước tiên hãy tìm hiểu xem Cà phê Cappuchino là gì?

Hãy cùng Mike Jones của hãng cà phê Third Rail Coffee (New York) tìm hiểu cách pha loại cà phê độc đáo này qua video dưới đây bạn nhé:

Một loại cà phê đặc biệt khác:

>> Tìm hiểu cà phê Espresso

The post Pha cà phê Cappuchino như thế nào? appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/3806/pha-ca-phe-cappuchino-nhu-nao/feed/ 0 3806
Uống cà phê buổi sáng: lợi hay hại? https://lehoicaphe.com/3802/uong-ca-phe-buoi-sang-loi-hay-hai/ https://lehoicaphe.com/3802/uong-ca-phe-buoi-sang-loi-hay-hai/#respond Fri, 18 Jul 2014 23:02:00 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=3802 Không chỉ mang tiếng xấu với sức khỏe tim mạch, cà phê còn liên quan đến vấn đề huyết áp cao hay các cơn đau tim. Và việc thư giãn bằng một ly cà phê vào buổi sáng liệu có lợi hay sẽ gây hại tới cơ thể bạn?

The post Uống cà phê buổi sáng: lợi hay hại? appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Không chỉ mang tiếng xấu với sức khỏe tim mạch, cà phê còn liên quan đến vấn đề huyết áp cao hay các cơn đau tim. Và việc thư giãn bằng một ly cà phê vào buổi sáng liệu có lợi hay sẽ gây hại tới cơ thể bạn?

Cà phê và vấn đề sức khỏe

Cà phê tác dụng và ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào là mối quan tâm được con người đặc biệt chú ý trong thời gian dài và đến hiện tại. Vào thế kỉ 17, tại Châu Âu, cà phê được xác định giúp hỗ trợ tiêu hóa và điều trị bệnh gout, tuy nhiên các vấn đề về việc gây bất lực (ở nam giới) và chứng bệnh tê liệt khiến cà phê một lần nữa được đặt lên bàn cân.

uong ca phe buoi sang loi hay hai
Cà phê ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào là mối quan tâm trong thời gian dài và đến hiện tại

Cà phê và huyết áp của bạn

Trong thực tế, các nghiên cứu đã chứng minh những người không uống cà phê thường xuyên, lượng caffeine trong hai tách cà phê làm áp lực trong máu gia tăng 2 – 3 mm Hg, một sự thay đổi tương đối nhỏ. Những người uống cà phê thường xuyên, hiện tượng này không xảy ra, có nghĩa là cà phê không ảnh hưởng lớn đến vấn đề về huyết áp.

Cà phê gây ra các cơn đau tim?

Hoạt chất trong cà phê là caffeine sẽ tác động vào hệ thần kinh trung ương và tạo cảm giác hưng phấn vì tạo ra sự gia tăng nhịp tim nhẹ khi bạn thưởng thức một tách cà phê vào buổi sáng. Sự gia tăng nhẹ này không tác động lâu dài và chỉ là tạm thời, vì vậy, uống một hai tách cà phê mỗi ngày, một tách sau bữa ăn sáng và một tách sau giấc ngủ trưa, sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mệt mỏi, uể oải trong công việc.

Trước những thông tin cà phê là nguyên nhân các biểu hiện ban đầu bệnh tắc nghẽn trong động mạch của tim, câu trả lời là “có”. Tuy nhiên, nguy cơ cà phê tạo các cơn đau tim là rất nhỏ, và chỉ xảy ra trong một số ít tín đồ “cuồng” cà phê hay phụ thuộc yếu tố di truyền. Cà phê đun sôi nhưng chưa được lọc cẩn thận, chứa dầu có thể tăng mảng bám cholesterol LDL, cũng góp phần vào sự phát triển bệnh tim mạch vành mà bạn cần chú ý.

Bữa sáng và cốc cà phê

Bạn nên uống cà phê một cách khôn ngoan, nhất là vào bữa sáng, khi cơ thể chuẩn bị một chu trình làm việc trong ngày mới. Khi bạn uống cà phê mỗi ngày, cơ thể sẽ được kích hoạt tính chất chống oxy hóa mạnh. Điều này rất quan trọng đối với việc bảo vệ các tế bào beta của tuyến tụy, lá lách khỏi sự phá hủy do oxy hóa. Các tế bào beta có khả năng tạo ra insulin, bệnh tiểu đường của người lớn (tiểu đường tip 2) xuất hiện do cơ thể mất dần khả năng tạo insulin.

Chọn cà phê cẩn thận, ưu tiên thương hiệu bạn tin dùng. Nếu có bổ sung thêm các chất làm ngọt, kem, bạn nên cân nhắc về hàm lượng calo, tỷ lệ chất béo để đảm bảo với chế độ ăn uống.

Để phù hợp với thị hiếu và tình trạng sức khỏe nhiều người tiêu dùng, thị trường đã có loại cà phê lấy bớt hoặc lấy hết caffein. Caffein có tác dụng kích thích làm tăng tiết acid dịch vị, vì vậy, tránh uống cà phê vào lúc bụng trống để bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhất là những người sẵn yếu dạ dày. Chỉ uống cà phê vào buổi sáng mà không ăn điểm tâm cũng gây hại cho sức khỏe. Caffein có thể tương tác với một số thành phần trong thuốc là mất tác dụng của thuốc an thần, hoặc kháng sinh quinolon…nên chú ý tránh dùng chung cà phê với thuốc.

The post Uống cà phê buổi sáng: lợi hay hại? appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/3802/uong-ca-phe-buoi-sang-loi-hay-hai/feed/ 0 3802
Cà phê Espresso là gì? https://lehoicaphe.com/3769/ca-phe-espresso-la-gi/ https://lehoicaphe.com/3769/ca-phe-espresso-la-gi/#respond Mon, 09 Jun 2014 06:34:15 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=3769 Cà phê Espresso xuất hiện ở Ý vào năm 1930, đây là loại cà phê được dùng phổ biến ở Ý, Tây Ban Nha và các nước châu Âu. Espresso bắt nguồn từ tiếng Ý espressivo, từ diễn tả một thức ăn uống được pha chế đặc biệt dành cho thực khách, bắt nguồn từ […]

The post Cà phê Espresso là gì? appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Cà phê Espresso xuất hiện ở Ý vào năm 1930, đây là loại cà phê được dùng phổ biến ở Ý, Tây Ban Nha và các nước châu Âu.

Espresso bắt nguồn từ tiếng Ý espressivo, từ diễn tả một thức ăn uống được pha chế đặc biệt dành cho thực khách, bắt nguồn từ lúc đầu tiên khi chỉ có cà phê espresso trong các quán bar.

Có thể bạn quan tâm:

ca phe espresso

Nguyên liệu để pha cà phê Espresso

Để có một ly Espresso hoàn hảo, luôn bắt đầu bằng các hạt cà phê chất lượng cao nhất được rang hơi sẩm màu (rang đậm). Qua cách pha dưới áp suất, axít tự nhiên của hạt cà phê bị hòa tan nhanh hơn các phương pháp pha chế thông thường rất nhiều điều này sẽ làm cho ly cà phê có vị chua khó chịu. Để giảm bớt vị chua khó chịu này người ta sẽ rang hạt cà phê lâu hơn, do hàm lượng axít giảm đi khi rang hạt cà phê.

Thường loại cà phê Arabica (Coffea arabica) có chất lượng cao được dùng làm cà phê espresso. Để cà phê espresso có crema nhiều và đặc hơn người ta pha trộn hạt cà phê Arabia với Robusta (Coffea canephora), loại này không có được hương thơm và vị đậm đà như Arabica. Những người trong giới sành điệu vẫn cãi nhau sôi nổi là 100% Arabica hay phương thức pha trộn 60% Arabica và 40% Robusta sẽ mang lại một ly cà phê espresso hoàn hảo.

Cách pha Espresso

Để có một ly cà phê Espresso thơm ngon người ta cần đến loại máy pha chuyên dụng, tuy nhiên nếu do điều kiện bạn chưa có được sự trải nghiệm với chiếc máy pha thì có thể làm theo kiểu cổ điển bằng cách dùng một loại bình pha có tên “Moka Pot” hay “Moka Express” (xem hình)

pha esspresso moka pot moka express
Bình Moka Pot của hãng Bialetti

Các bạn có thể chọn bình pha Espresso của hãng Bialetti, Alfonso Bialetti cũng chính là cha đẻ của loại bình pha này (ông phát minh ra nó vào năm 1933)

Để pha cà phê espresso ngon và có nhiều crema phải cần dùng đến một máy pha cà phê espresso. Trong máy này nước nóng 88 °C đến 94 °C được ép với áp suất ban đầu vào khoảng 9 bar (bar là đơn vị đo áp suất) qua bột cà phê được xay rất nhuyễn. Thời gian chảy qua phải là 25 giây. Nếu lượng nước phù hợp chảy qua nhanh hơn các hương vị không được hòa tan hết, nước chảy qua lớp bột cà phê quá chậm sẽ có quá nhiều chất đắng hòa tan theo.

pha ca phe espresso bang may
Pha cà phê Espresso bằng máy
may pha espresso
Máy pha cà phê Espresso

The post Cà phê Espresso là gì? appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/3769/ca-phe-espresso-la-gi/feed/ 0 3769
Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam https://lehoicaphe.com/3682/nguon-goc-ca-phe-viet-nam/ https://lehoicaphe.com/3682/nguon-goc-ca-phe-viet-nam/#respond Sun, 12 Jan 2014 13:48:40 +0000 https://lehoicaphe.com/?p=3682 Cà phê có thể đã được các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp mang hạt sang trồng lẻ tẻ từ các thế kỷ 17, 18 nhưng chính thức và quy mô thì phải đến khi người Pháp chiếm được Việt Nam từng phần và đặt nền bảo hộ lên toàn cõi (1884).

The post Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
Cà phê có thể đã được các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp mang hạt sang trồng lẻ tẻ từ các thế kỷ 17, 18 nhưng chính thức và quy mô thì phải đến khi người Pháp chiếm được Việt Nam từng phần và đặt nền bảo hộ lên toàn cõi (1884).

Xem thêm: >> Cà phê bẩn ra đời như thế nào?

cay ca phe o viet nam
Theo chân người Pháp, cây cà phê đã đến và bén duyên với vùng đất đỏ Bazan ở Tây Nguyên Việt Nam

Quý kim là thứ các nhà thám hiểm săn tìm. Nhưng đúng với cái tên “thực dân” (thực là trồng, nuôi), động cơ hàng đầu là tìm ra, thuần hóa và khai thác thứ có đời sống để có thể tăng gia theo cấp số nhân (các loại cây và con) – và những lợi ích kinh tế hầu như vô tận trong cuộc tranh đua thương mại và giành hoặc phá ưu thế độc quyền của các thế lực ngoại địch (như trà, đồ sứ của Trung Quốc; cà phê của khối Ả Rập,…).

Chỉ hai năm sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định (trong đó có Sài Gòn) và Mỹ Tho, người Pháp đã lập Thảo cầm viên ngay Sài Gòn để nghiên cứu và thử nghiệm quy mô việc khám phá về cây và con ở mảnh đất này.

Cho đến Cách mạng Pháp 1789, Pháp là nước sản xuất và tiêu thụ cà phê hàng đầu của thế giới, sản xuất chủ yếu ở thuộc địa là quần đảo Antilles ở biển Caribê như Guadeloupe và Martinique… Paris năm đó đã có trên 700 quán cà phê.

Cà phê được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam chính thức từ năm 1857, từ đảo Martinique và vùng Guyane thuộc Pháp ở châu Mỹ Latin vì có khí hậu và thổ nhưỡng nhiệt đới tương tự Việt Nam. Đầu tiên, loại Arabica được thử ở phía Bắc rồi ở miền Trung (Quảng Trị, Bố Trạch,…), sau khi thu hoạch được chế biến dưới thương hiệu cà phê Arabica du Tonkin (cà phê Arabica Bắc Kỳ) và nhập khẩu về Pháp. Sở dĩ loại Arabica được thử nghiệm trước vì có giá trị hơn, nguyên gốc ở Ethiopia, thích hợp với vùng cao nguyên và vùng núi cao từ 800 – 2.000 m, và có nhiệt độ từ 18 – 23 độ bách phân.

Nên xem: Cách phân biệt cà phê thật và cà phê hóa chất, bắp rang

Theo Thanhnien.com.vn

The post Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam appeared first on Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.

]]>
https://lehoicaphe.com/3682/nguon-goc-ca-phe-viet-nam/feed/ 0 3682