Lễ hội bỏ mả các dân tộc Tây Nguyên

Các dân tộc Tây Nguyên, khi mùa rẫy đã thu hoạch xong là bước vào lễ hội truyền thống, quan trọng trong Đời sống cộng đồng như lễ hội ăn mừng lúa mới, lễ hội bỏ mỏ (bỏ nh mỗ)… tùy theo từng dân tộc diễn ra từ 3-7 ngày vào tháng 9-10 âm lịch hằng năm 9dân tộc Băh nar) hoặc tháng 1-2 âm lịch (dân tộc Jrai)

Tượng nhà mồ Tây Nguyên
Tượng nhà mồ Tây Nguyên

Theo phong tục các dân tộc ở Tây Nguyên, khi người thân quá cố thì được đặt trong áo quan làm bằng một khúc cây to có đục lỗ, phía trên được bịt kín bằng ván và trét nhựa cây rừng.

Trước khi hạ huyệt, một già làng bỏ xuống mồ một nắm gạo cho người quá cố. Sau đó, người ta đưa áo quan xuống lấp đất lại. Mộ người quá cố được chôn xong thì lập một nhà mồ tạm. Khu nhà mồ có mái che, người quá cố nằm theo hướng Đông-Tây, đầu quay về hướng mặt trời mọc. Các dân tộc ở Tây Nguyên quan niệm người quá cố có mối liên hệ đồng cảm với thế giới người đang sống. Linh hồn họ vẫn quấn quýt chung quanh, cùng họ lên rẫy trỉa bắp, vào rừng săn thú… Sau đám ma, hàng ngày chủ nhân phải ra làm vệ sinh nhà mồ. Chừng nửa tháng một lần, họ cúng cơm cho tới khi làm lễ bỏ mả, chấm dứt sự quan tâm của người sống đối với người khuất bóng.

Lễ hội bỏ mả là phá bỏ nhà mồ tạm, san phẳng ngôi mộ, rồi xây dựng trên đó một ngôi nhà mồ to hơn, vững chãi, lâu bền hơn. Đây là nhà mồ thực sự của người quá cố.

Xét về mặt tâm lý, lễ hội bỏ mả là nỗi buồn cùng niềm vui hoà trộn nhau. Nỗi buồn vì đây là lần cuối cùng gia đình người thân phải vĩnh biệt người quá cố. Nhưng niềm vui được bộc lộ vì người sống đã làm tròn trách nhiệm của mình đối với người thân qua đời và không lo hồn ma quấy nhiễu, làm hại cuộc sống con người. Đó cũng là dịp thông báo với cộng đồng về sự giải phóng người goá bụa trước tục lệ khắt khe của buôn làng.

Lễ hội bỏ mả thường diễn ra từ 3-7 ngày, nhưng việc chuẩn bị cho ngày lễ được mọi người sắp xếp trước đó cả tháng. Trai tráng trong làng vào rừng đốn gỗ, chặt trúc, cắt tranh đem về khu nhà mồ. Gia đình người thân qúa cố làm rất nhiều vò rượu. Thiếu rượu là không làm vui lòng khi chia tay với người quá cố. Ngày khai lê, mở đầu của lễ hội bỏ mả là dỡ nhà mồ cũ để dựng nhà mồ mới diễn ra từ 1-2 ngày. Nhà mồ mới của dân tộc Băhnar làm theo kiểu dáng thường, hai mái thấp bằng tre đan, hang hoa văn hình học, xung quanh không có phên vách” Trên đỉnh nhà mồ trang trí những hình tượng như đàn chim, gia súc và hình người. Những nghệ nhân khéo tay tạc rất nhiều tượng bằng gỗ, gọi là tượng nhà mồ. Các pho tượng này mặc dầu còn thô nhám, nhưng rất có hồn. Các kiểu dáng, đường nét rất sinh động. Như các tượng con khỉ, con trâu, con công… Có tượng người ngồi co ro, gương mặt buồn rười rượi.

Người dân tộc Tây Nguyên quan niệm rằng linh hồn người chết sẽ nhập vào các pho tượng. Các pho tượng này sẽ trở thành nô lệ cho linh hồn người quá cố ở thế giới bên kia. Vui buồn, đau khổ, cam chịu, nhẫn nhục đều thể hiện lèn gương mặt từng nhà mồ. Các nghệ nhân tạc tượng cũng chỉ là những người dân bình thường, nhưng bằng cưa rìu( cái búa họ đã thổi hồn vào gỗ, làm hồn in trên từng gương mặt, vóc dáng rất sinh động. Khi đã hoàn tất nhà mồ, các tượng nhà mồ đặt đúng vị trí, thì già làng làm lễ với ý niệm thông báo cho linh hồn người quá cố. Sau đó mời mọi người ăn uống, nhảy múa, đánh cồng chiêng. Ngày tiếp theo là lễ hội chính thức tiễn đưa linh hồn người quá cố về thế giới bên kia. Từ sáng sớm, mọi người tề tựu ở nhà rông để làm thịt trâu, bò… Già làng cúng Giàng, thần linh. Sau đó dân làng mang rượu, thịt tới nhà mồ để tế lễ tiễn đưa người quá cố lần cuối cùng. Già làng tế xong, thân nhân người quá cố vào nhà mồ khóc than lần cuối và chia tay với linh hồn họ. Trong không khí buồn rầu đó lại đan xen những hoạt động vui chơi như ca múa, uống rượu cần… Tiếng cồng, chiêng, trống và đàn sáo vang rộn trong đêm khuya. Giờ đây không còn âm hưởng của lễ tang, các cô gái, chàng trai quấn quýt bên nhau thành vòng xoang uyển chuyển, lúc ẩn lúc hiện, mọi người vui say cho đến khi mặt trời ló dạng ở phương Đông.

Theo cema.gov.vn