Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc

Ngoài thị trường truyền thống Mỹ, EU, xuất khẩu cà phê năm 2013 sẽ tấn công mạnh vào Trung Quốc, ASEAN.

images

Theo dự báo, tình hình các thị trường xuất khẩu nói chung và cà phê nói riêng năm 2013 sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Ông Lương Văn Tự – Chủ tịch VICOFA xung quanh nội dung này.

Ông Tự cho biết, kim ngạch xuất khẩu cà phê 2012 được 1,5 triệu tấn, đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD. Mục tiêu của năm 2013 cố gắng đạt kim ngạch như năm 2012 với mặt hàng chủ lực vẫn là cà phê nhân.

Chiếm vị trí quan trọng trong nhóm hàng xuất khẩu chủ lực nhưng cà phê vẫn đang gặp không ít khó khăn từ chính nội tại của ngành, nhất là ở các khâu tái canh, thu mua đến chế biến, xuất khẩu… Đây là khó khăn cố hữu mà nếu không có giải pháp kịp thời thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu năm 2013 và các năm tiếp theo. Để ngành cà phê phát triển bền vững cần sớm có nguồn vốn tái canh cây cà phê, đưa tạm trữ cà phê trở thành chương trình ưu tiên định kỳ hàng năm như lúa gạo. Đặc biệt, cần sớm thành lập Quỹ Phát triển ngành hàng cà phê Việt Nam và đưa kinh doanh cà phê vào ngành có điều kiện.

– Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê than phiền rằng một trong những bất ổn của thị trường trong nước thời gian qua là do doanh nghiệp FDI tự ý tổ chức mạng lưới thu gom cà phê trực tiếp trong dân. Điều này trong thời gian tới sẽ được Hiệp hội giải quyết thế nào để ổn định thị trường?

– Hiện tượng này trước đây đúng là có thật. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đã có một số giải pháp để giải quyết, chẳng hạn nông dân được vay tín chấp 50 triệu đồng nên họ giữ cà phê lại và không bán dồn dập như trước nên không bị ép giá. Thứ hai, ngân hàng cho vay thời hạn dài hơn, 6 tháng chứ không phải 3 tháng như trước. Thứ ba, Hiệp hội cũng đang kiến nghị quỹ phát triển ngành hàng cà phê. Trong quỹ đó có phần hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ. Chúng tôi đang trình Bộ NN – PTNT xem xét và trình Chính phủ.

Chúng tôi cũng đang kiến nghị ngân hàng tiếp tục cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê được tiếp tục vay ngoại tệ lãi suất thấp. Bên cạnh đó, việc tạm trữ cà phê thông qua các doanh nghiệp và nông dân để không bán cà phê ra ồ ạt, giữ được giá xuất khẩu ổn định là bài học kinh nghiệm cần phát huy trong những năm tới.

– Ông nhận định thế nào về tình hình xuất khẩu nói chung và cà phê nói riêng năm 2013 ?

– Cá nhân tôi cho rằng xuất khẩu năm 2013 sẽ không quá khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam như người ta dự báo. Lý do là đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng tiêu dùng, do vậy, cho dù kinh tế có khó khăn nhưng tiêu dùng vẫn phải tiếp tục. Tuy nhiên, điều lo ngại với tôi không phải là sản phẩm xuất khẩu mà là chúng ta chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu, chẳng hạn chè, cà phê, cao su… nên giá trị không cao.

Để gia tăng giá trị không có cách nào khác là các doanh nghiệp phải đầu tư công nghệ, con người để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ, ngay ngành cà phê của chúng tôi, tuy đứng nhất, nhì thế giới về sản lượng xuất khẩu nhưng xét về giá trị kim ngạch, chúng ta vẫn có thể tăng được nữa nếu đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ.

Để chuẩn bị cho xuất khẩu năm 2013, chúng tôi xác định vẫn tập trung vào những thị trường truyền thống như: EU, Mỹ… Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho mặt hàng này, dự kiến năm 2013 chúng tôi sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp